Hình phạt đối với tội buôn lậu điện thoại theo quy định pháp luật


Hình phạt đối với tội buôn lậu điện thoại theo quy định pháp luật

Những năm gần đây dư luận luôn xôn xao, rúng động vì những phi vụ buôn lậu điện thoại lên đến hàng nghìn tỷ đồng như: Nhật Cường Mobile, Anthony Nguy, các vụ vận chuyển qua cửa khẩu hàng nghìn Iphone, Ipad với số lượng khủng,… Có thể thấy hoạt động buôn lậu điện thoại ngày càng có quy mô và mở rộng với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau. Ở bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp các thông tin cho bạn về tội buôn lậu điện thoại.

1. Định nghĩa tội buôn lậu điện thoại là gì

Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội buôn lậu như sau: Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí đá quý,…”

Theo đó có thể hiệu tội buôn lậu điện thoại là hành vi buôn bán trái phép điện thoại qua biên giới hoặc khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định pháp luật Việt Nam. Như vậy, nếu hành vi buôn bán điện thoại mà không qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại thì đó không phải là hành vi buôn lậu điện thoại.

Cụm từ “trái pháp luật” qua biên giới hoặc phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại được hiểu như sau:

 

Hành vi buôn bán điện thoại trái phép qua biên giới
Hành vi buôn bán điện thoại trái phép qua biên giới

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, cá nhân, pháp nhân phạm tội buôn lậu điện thoại sẽ phải chịu các chế tài theo 4 khung hình phạt như sau:

  • Khung 1: Cá nhân phạm tội buôn lậu điện thoại bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong một trong hai trường hợp:

 

Trách nhiệm hình sự khung 1
Trách nhiệm hình sự khung 1
  • Khung 2: Cá nhân phạm tội buôn lậu điện thoại bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07, pháp nhân bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

Trách nhiệm hình sự khung 2
Trách nhiệm hình sự khung 2
  • Khung 3: Cá nhân phạm tội buôn lậu điện thoại bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

Trách nhiệm hình sự khung 3
Trách nhiệm hình sự khung 3
  • Khung 4: Cá nhân phạm tội buôn lậu điện thoại bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; pháp nhân thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

Trách nhiệm hình sự khung 4
Trách nhiệm hình sự khung 4
  • Hình phạt bổ sung:

Ngoài các mức phạt trên, khi phạm tội buôn lậu điện thoại còn phải chịu các hình phạt bổ sung như sau:

- Phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với cá nhân.

  • Phạt từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn đến 3 năm với pháp nhân.

3. Bán điện thoại cũ nhập lậu từ nước ngoài bị xử phạt như thế nào?

Tại các cửa hàng, gian hàng trên trang thương mại điện tử, có nhiều người mời chào điện thoại đã qua sử dụng được nhập lậu vào Việt Nam. Vậy việc buôn bán mặt hàng vi phạm tội nhập lậu điện thoại sẽ bị xử lý như sau:

Theo người bán thì mặt hàng này là điện thoại “hàng bãi” (mặt hàng đã qua sử dụng và không giấy tờ). Người kinh doanh không rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng đó. Theo vậy, người có hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì tuỳ vào giá trị sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng (theo Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP), ngoài ra còn bị áp dụng:

 

Xử phạt khi bán điện thoại nhập lậu
Xử phạt khi bán điện thoại nhập lậu

Như vậy, tội buôn lậu điện thoại đã được Luật Ánh Ngọc tư vấn rất rõ ở bài viết trên. Nếu cần thêm thông tin cụ thể, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

 

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.