Thành lập công ty sản xuất thực phẩm


Thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghệ sản xuất thực phẩm. Do đó, thành lập công ty sản xuất thực phẩm để có được nhiều lợi thế phát triển. Vậy, hồ sơ pháp lý thành lập công ty sản xuất thực phẩm là gì? Những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty ra sao? Hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> XEM THÊM: Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp

1. Hồ sơ pháp lý thành lập công ty sản xuất thực phẩm?

Hồ sơ pháp lý thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất thực phẩm bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty sản xuất thực phẩm
  • Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/Hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật
  • Giấy uỷ quyền + bản sao hợp lệ CCCD/CMND/Hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ.

2. Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ pháp lý trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn  bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Thời hạn giải quyết: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.

Gọi ngay

Tư vấn luật sư 0878 548 558

3. Thủ tục xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi có kết quả hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, bạn cần làm thủ tục xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồ sơ bao gồm:

  •  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký ngành nghề kinh doanh đồ ăn;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối sản phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cửa hàng
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cửa hàng và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

>>> XEM THÊM: Thành lập công ty cổ phần tập đoàn

4. Mã ngành nghề kinh doanh công ty sản xuất thực phẩm?

Ngành nghề kinh doanh cụ thể khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm bạn có thể chọn trong danh mục ngành nghề kinh doanh dưới đây, bao gồm:

Ngành nghề

Mã ngành

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

1020

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1010

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1062

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

1040

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1075

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

1050

Sản xuất các loại bánh từ bột

1071

Sản xuất đường

1072

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

1073

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

1080

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

1080

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

1074

 

5. Những thủ tục cần làm sau khi đăng ký thành lập công ty?

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần lưu ý những thủ tục sau:

  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và treo bảng hiệu công ty theo quy định
  • Trường hợp công ty có vốn đầu tư hoặc là có nhiều người góp vốn mở công ty thì sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, trong vòng 90 ngày cần hoàn thành thủ tục góp vốn theo đúng quy định.
  • Khắc con dấu tròn của riêng công ty và cũng hãy thông báo công khai mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia
  • Nộp thuế, công khai thuế, đăng ký chữ ký để nộp thuế online
  • Bạn cần công bố thông tin công ty sản xuất thực phẩm của mình lên cổng thông tin quốc gia trong 1 tháng, nếu quá thời hạn sẽ bị phạt.
  • Mua hoá đơn từ cơ quan thuế để dùng nếu chưa có điều kiện in ấn, còn nếu có khả năng thì hãy đăng ký in hoá đơn để dùng trong công ty.

6. Luật sư tư vấn thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Thực tế, trong quá trình hoạt động bạn sẽ còn gặp nhiều cơ hội và phát hiện ra các lợi ích khác của việc thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Luật Ánh Ngọc là đơn vị quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật với chuyên môn, kinh nghiệm phong phú, nắm rõ các vấn đề về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Luật Ánh Ngọc có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. 

Luật Ánh Ngọc tư vấn tới khách hàng các hoạt động mà Luật Ánh Ngọc thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục như:

  • Thực hiện hồ sơ theo yêu cầu của pháp luật
  • Liên hệ với các cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục
  • Thay mặt khách hàng theo dõi tính hợp lệ của hồ sơ, sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch - Đầu tư
  • Thay mặt khách hàng khắc dấu công ty và xin cấp giấy chứng nhận mẫu dấu tại Công an
  • Thay mặt khách hàng nộp thuế môn bài tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính

Luật Ánh Ngọc cam kết với khách hàng:

  • Giữ bí mật thông tin cho khách hàng
  • Thực hiện đúng thời gian theo thủ tục hành chính
  • Cung cấp các hồ sơ và các dịch vụ tư vấn miễn phí
  • Cung cấp 1 số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.