1. Các loại hình công ty du lịch
1.1. Công ty lữ hành nội địa, quốc tế
Công ty lữ hành là một loại hình đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách như vé máy bay, vé tham quan, hoặc dịch vụ ăn uống,... hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách du lịch trong quá trình đi tour.
Hiện nay loại hình kinh doanh này được xem là phổ biến nhất, khách du lịch thường tìm đến các công ty lữ hành để đặt tour trọn gói thay vì tự lên kế hoạch.
Công ty lữ hành có hai loại:
- Công ty lữ hành nội địa, phục vụ khách du lịch nội địa.
- Công ty lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Công ty lữ hành quốc tế có thể cung cấp cả dịch vụ lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Gọi ngay
1.2. Các loại hình công ty du lịch khác
Một số loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
- Dịch vụ vận chuyển du lịch đáp ứng các nhu cầu di chuyển của khách hàng với đa dạng các loại hình: Vận chuyển hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường biển…
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú: khách sạn, Biệt thự du lịch,Căn hộ du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, Bãi cắm trại du lịch

- Các dịch vụ kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe( massage, spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chăm sóc bằng ngâm bùn, hay cả việc áp dụng chế độ ăn uống đã trở thành lựa chọn phổ biến của du khách.
Một số ý tưởng thành lập công ty du lịch:
Du lịch bí ẩn
- Khách hàng không biết trước điểm đến. Công ty sắp xếp toàn bộ lịch trình dựa trên sở thích của họ.
- Khi đến sân bay/điểm khởi hành, khách mới nhận được thông tin về hành trình.
- Trải nghiệm bất ngờ, thích hợp cho những người thích khám phá
Du lịch thám hiểm
- Đưa du khách đến vùng hoang sơ và dạy kỹ năng sinh tồn (dựng lều, nhóm lửa, tìm nước…).
- Mô hình kết hợp giữa phiêu lưu và huấn luyện kỹ năng sống.
- Đối tượng: Người yêu thích thiên nhiên, muốn thử thách bản thân.
Du lịch "không công nghệ"
- Du khách phải bỏ điện thoại, laptop và hoàn toàn "ngắt kết nối" với internet.
- Trải nghiệm thiên nhiên, thiền định, đọc sách, vẽ tranh…
- Phù hợp với những người bị áp lực công việc, cần "giải độc" công nghệ.

Du lịch "sống như người bản địa"
- Du khách ở nhà dân, tham gia hoạt động hằng ngày của người bản địa (đánh cá, cấy lúa, làm gốm…).
- Không chỉ là du lịch, mà còn là trải nghiệm văn hóa sâu sắc.
- Phù hợp với khách nước ngoài hoặc những người thích lối sống truyền thống.
Du lịch "tự truyện"
- Du khách được tạo một câu chuyện cá nhân hóa, và hành trình du lịch chính là cách họ khám phá câu chuyện đó.
- Kết hợp yếu tố nhập vai, giải mã, và phiêu lưu.
- Ví dụ: Một chuyến đi theo phong cách "thám tử", nơi du khách giải mã bí ẩn của một thành phố
2. Điều kiện thành lập công ty du lịch lữ hành
Tương tư như việc thành lập công ty thông thường khác tuy nhiên đối với công ty du lịch lữ hành là ngành nghề kinh doanh điều kiện, cần đáp ứng 3 điều kiện sau đây:
2.1. Điều kiện về trình độ, bằng cấp
Tùy vào loại hình lữ hành mà người quản lý doanh nghiệp phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành với cấp bậc, trình độ khác nhau.
Lữ hành nội địa | Lữ hành quốc tế |
Tối thiểu bậc trung cấp | Tối thiểu bậc cao đẳng |
Lưu ý:
Trường hợp tốt nghiệp các chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc quốc tế, tùy lĩnh vực.
Trong đó, chuyên ngành về lữ hành đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (người mở công ty du lịch) được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch;
- Quản trị du lịch MICE;
- Đại lý lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch
2.2 Điều kiện về vốn ký quỹ, vốn pháp định, vốn điều lệ
Lữ hành nội địa | Lữ hành quốc tế |
Vốn ký quỹ 100 triệu đồng | 250 triệu đồng - 500 triệu đồng |
Trước đó, theo quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP, giai đoạn từ 28/10/2021 đến hết ngày 31/12/2023, bạn sẽ được áp dụng chính sách giảm mức ký quỹ đến 80%. Cụ thể:
Đối với lữ hành nội địa: Vốn ký quỹ giảm còn 20 triệu đồng.
Đối với lữ hành quốc tế: Vốn ký quỹ giảm còn 50 triệu đồng - 100 triệu đồng.
Từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ đã trở về mức cũ (tức áp dụng mức ký quỹ được quy định ở bảng trên).
Lưu ý: Doanh nghiệp nước ngoài không được kinh doanh lữ hành nội địa.
2.3 Điều kiện khác về giấy phép, dịch vụ…
Lữ hành nội địa | Lữ hành quốc tế |
Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa |
Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa |
3. Thủ tục thành lập công ty du lịch
Bước 1: Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư
Tương tự như thủ tục thành lập công ty tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, trường hợp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, gần như toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp thông qua mạng điện tử để thuận tiện cho các nhà đầu tư. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ truy cập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện các thao tác tương ứng để nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty du lịch của bạn dự định đặt trụ sở chính.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty du lịch. Khi hồ sơ đăng ký mở công ty du lịch được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 2: Công ty du lịch ký quỹ và xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
a. Công ty du lịch thực hiện ký quỹ
- Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
- Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.
- Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp…
Công ty du lịch cần lưu ý, công ty phải thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam. Công ty có thể ký quỹ tại bất kỳ ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ. Tiền ký quỹ này phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
b. Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Nhóm 1: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Công ty du lịch xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp công ty chỉ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Xem thêm mẫu tại: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty du lịch
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, công ty cần nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho công ty.
Nhóm 2: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Sau khi mở công ty du lịch, công ty cần xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nếu công ty có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc kinh doanh cả dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa. Công ty du lịch cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Xem thêm mẫu tại: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sau khi chuẩn bị, công ty nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty du lịch
4.1 Cần đăng ký mã ngành nghề nào?
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh: Khi mở công ty du lịch, bạn cần lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với các thiết bị mà công ty kinh doanh, có thể tham khảo các mã ngành nghề dưới đây:
Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế
Mã ngành 7920: Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. Chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)
Mã ngành 7911: Đại lý du lịch
Mã ngành 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu; Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa
Mã ngành 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Chi tiết: Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke)
Mã ngành 7310: Quảng cáo
Mã ngành 7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
Mã ngành 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô; Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô
Mã ngành 8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
4.2 Sau khi mở công ty du lịch cần làm gì?
Trước khi thực hiện các thủ tục ký quỹ, xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho công ty, công ty cần thực hiện các thủ tục sau mở công ty du lịch gồm:
- Công ty liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu.
- Thực hiện treo bảng hiệu công ty
- Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
- Thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê. Tham khảo ngay dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật nếu bạn có nhu cầu.
- Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp. Xem thêm: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
- Tiến hành thông báo phát hành hóa đơn
- Tiến hành kê khai và đóng thuế.
4.3 Sau khi thành lập công ty du lịch đóng thuế thế nào?
+ Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký) Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
+ Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
+ Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
Để thuận lợi cho các quá trình thành lập đảm bảo nhanh, gọn và đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật. Chúng tôi tin rằng việc lựa chọn cho mình một dịch vụ pháp luật chuyên nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn. Luật Ánh Ngọc tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp, đảm bảo uy tín và chất lượng. Với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến thành lập công ty.