Thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt


Thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt

Thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt nhằm giáo dục, hỗ trợ, trị liệu trẻ em và người lớn có hoàn cảnh đặc biệt, những người khuyết tật như trí tuệ, vận động, nghe, nói, thị giác hoặc rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý (ADHD)... Trung tâm có thể hoạt động dưới hình thức công lập, tư thục hoặc phi lợi nhuận, chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan có thẩm quyền.

>>>> GỢI Ý: Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp của Luật Ánh Ngọc

1. Điều kiện thành lập và hoạt động trung tâm trung tâm giáo dục đặc biệt

Điều kiện thành lập và hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP. Cũng giống như các hoạt động giáo dục khác, trung tâm giáo dục đặc biệt cũng phải trải qua quy trình xem xét, quyết định theo cơ chế cho phép thành lập, cho phép hoạt động.

1.1. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt 

Căn cứ điều 80 Nghị định 125/2024/NĐ-CP Điều kiện thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục 

  1. Trường dành cho người khuyết tật được thành lập ở cấp học mầm non và phổ thông khi có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
  2. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

1.2. Điều kiện cho phép trung tâm giáo dục đặc biệt hoạt động giáo dục

Căn cứ điều 82 Nghị định 125/2024/NĐ-CP Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục Trường dành cho người khuyết tật được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 5, Điều 17, Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:

  1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục người khuyết tật.
  2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục học sinh khuyết tật.
  3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm: 

a) Phòng học phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trường,

b) Khu nhà ở cho học sinh đối với trường có người khuyết tật nội trú;

c) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;

d) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trường.

Các trung tâm để được thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều trên tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP. Vì thế các cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện trên về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cùng nội dung chương trình để bồi dưỡng, can thiệp, trị liệu phù hợp với các cách thức giảng dạy đối với người khuyết tật.

2. Các bước mở trung tâm giáo dục đặc biệt

2.1 Các bước thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, các nhân có nhu cầu đề nghị hoặc thành lập trung tâm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

- Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm  Mẫu số 01 Phụ lục 01 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

- Đề án thành lập trung tâm Mẫu số 02 Phụ lục I  kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP trong đó bao gồm những nội dung như mục tiêu, quy mô hoạt động, cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính và kế hoạch phát triển của trung tâm)

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoặc thành lập trung tâm 

Trung tâm giáo dục đặc biệt công lập: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trung tâm giáo dục đặc biệt tư thục: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qua cổng dịch vụ công trực tuyến, bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và điều kiện thực hiện

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

Nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường

Bước 4: Tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế của trung tâm

Kết quả thẩm định được lập thành báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Bước 5: Quyết định thành lập trung tâm

Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận báo thẩm định:

- Nếu đủ điều kiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm

- Nếu không đủ điều kiện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý 

Quyết định thành lập được thông báo công khai trên các phương tiện đại chúng 

Bước 6: Hoàn thành thủ tục và đi vào hoạt động 

Sau khi có quyết định thành lập trung tâm tiếp tục hoàn thiện các điều kiện theo quy định để được cho phép hoạt động giáo dục

Sau 2 năm kể từ ngày có quyết định thành lập mà trung tâm chưa được phép hoạt động giáo dục thì Sở Giáo dục và Đào tạo báo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thu hồi quyết định thành lập.

2.2 Các bước cho phép trung tâm giáo dục đặc biệt hoạt động giáo dục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục

  • Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm tối thiểu 5 năm
  • Đối với trung tâm tư thục: Văn bản xác nhận số tiền trung tâm đang quản lý, đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với quy mô hoạt động 
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm, bao gồm:
  • Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm
  • Cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động giáo dục
  • Quyền và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên.
  • Tài chính, tài sản của trung tâm

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động

Trung tâm nộp hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo qua cổng dịch vụ trực tuyến, bưu chính hoặc trực tiếp

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Trong vòng 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở giáo dục và Đào tạo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung 

Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở giáo dục và Đào tạo thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trung tâm.

Bước 4: Tổ chức thẩm định thực tế:

Trong vòng 20 ngày, Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện hoạt động của Trung tâm

Kết quả thẩm định được thành lập báo cáo đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Điều 82 Nghị định 125/2024/NĐ-CP)

Bước 5: Quyết định thành lập cho phép hoạt động giáo dục

Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi có báo cáo thẩm định:

Nếu đủ điều kiện Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép trung tâm giáo dục đặc biệt được hoạt động giáo dục

Nếu chưa đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do

Quyết định này được công bố công khai trên các phương tiện đại chúng.

3. Mẫu đơn, mẫu giấy chứng nhận trung tâm giáo dục đặc biệt


Lưu mẫu tại: Mẫu đơn, mẫu giấy chứng trung tâm giáo dục đặc biệt

4. Chi phí thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt

Chi phí thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt có thể được chia thành các nhóm chính như chi phí pháp lý, chi phí cơ sở vật chất, chi phí nhân sự, và chi phí marketing, chi phí vận hành hàng tháng… Dưới đây là chi tiết về các khoản chi phí chủ yếu:

Phí đăng ký giấy phép kinh doanh: Đây là khoản phí cần thiết khi bạn nộp hồ sơ đề nghị hoặc cho phép thành lập hoặc hoạt động tại cơ quan chức năng. Mức phí này dao động từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy theo quy mô của trung tâm và nơi bạn đăng ký.

Chi phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng: Nếu bạn sở hữu mặt bằng kinh doanh, bạn sẽ cần phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Chi phí này có thể dao động từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy thuộc vào khu vực và giá thuê mặt bằng.

Chi phí cơ sở vật chất, thuê mặt bằng: Vị trí trung tâm, thuận lợi: 15.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng. Vị trí xa trung tâm hơn: 8.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

Cải tạo và trang trí cơ sở vật chất: Xây dựng lối đi, thang máy, nhà vệ sinh phù hợp cho người khuyết tật. Trang bị bàn ghế, thiết bị hỗ trợ như bảng chữ nổi, thiết bị trợ thính...Chi phí dự kiến: 30.000.000 – 120.000.000 đồng

Chi phí nhân sự: Lương cho giáo viên là một khoản chi phí lớn khi thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt. Mức lương cho giáo viên sẽ dao động từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm giảng dạy.

Lương nhân viên hành chính: Các nhân viên hành chính,tâm lý và y tế…. Mức lương cho nhân viên này dao động từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng/tháng.

Chi phí quảng cáo: Để thu hút học viên, bạn sẽ cần đầu tư vào các chiến dịch marketing như quảng cáo trên mạng xã hội, chạy quảng cáo Google, in ấn tài liệu quảng cáo, và tổ chức sự kiện. Chi phí marketing có thể dao động từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/tháng, tùy vào quy mô chiến dịch.

Chi phí vận hành hàng tháng : Chi phí điện, nước, internet: Các chi phí này thường vào khoảng 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/tháng, tùy vào quy mô của trung tâm.

Chi phí văn phòng phẩm: Trung tâm sẽ cần một lượng văn phòng phẩm, tài liệu giảng dạy và các thiết bị hỗ trợ học tập khác. Chi phí này dao động từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/tháng.

Chi phí bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị: 2.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng

5. Các nghĩa vụ cần làm sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp phép hoạt động, trung tâm giáo dục đặc biệt cần tuân thủ các nghĩa vụ sau:

Báo cáo hoạt động: Định kỳ gửi báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình hoạt động, tài chính, và số lượng học viên.

Duy trì điều kiện hoạt động: Đảm bảo đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất và chương trình giáo dục luôn đáp ứng tiêu chuẩn.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Nộp thuế, đóng bảo hiểm cho nhân viên và tuân thủ các quy định về tài chính theo pháp luật.

Kiểm tra, thanh tra định kỳ: Chấp hành các cuộc kiểm tra từ cơ quan chức năng để đảm bảo hoạt động đúng quy định.

Bảo vệ quyền lợi học viên: Cung cấp môi trường học tập an toàn, lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật theo luật định.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Trung tâm giáo dục đặc biệt có cần giấy phép kinh doanh không?

Có. Trung tâm cần đăng ký giấy phép hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

6.2 Cần bao nhiêu giáo viên để thành lập trung tâm giáo dục đặc biệt?

Số lượng giáo viên phụ thuộc vào quy mô trung tâm, nhưng phải đảm bảo có đủ giáo viên chuyên môn phù hợp với từng nhóm học viên.

6.3 Trung tâm có được nhận hỗ trợ tài chính từ Nhà nước không?

Nếu trung tâm hoạt động phi lợi nhuận hoặc có chương trình hỗ trợ người khuyết tật, có thể xin hỗ trợ từ các quỹ giáo dục hoặc chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6.4 Có thể chuyển đổi trung tâm tư thục thành trung tâm phi lợi nhuận không?

Có thể, nhưng cần làm thủ tục thay đổi loại hình hoạt động theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.

6.5 Nếu trung tâm không đạt tiêu chuẩn sau khi  thì có bị thu hồi giấy phép không?

Có. Nếu sau 2 năm thành lập mà chưa đủ điều kiện hoạt động, trung tâm có thể bị thu hồi quyết định thành lập.

Để thuận lợi cho các quá trình thành lập đảm bảo nhanh, gọn và đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật. Chúng tôi tin rằng việc lựa chọn cho mình một dịch vụ pháp luật chuyên nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn. Luật Ánh Ngọc tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập trung tâm chuyên nghiệp, đảm bảo uy tín và chất lượng. Với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến thành lập ctrung tâm giáo dục đặc biệt.

 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.