1. Thời gian xóa nợ xấu trên hệ thống CIC
CIC - từ viết tắt của Credit Information Centre là hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. CIC hoạt động với chức năng thu thập, phân tích, lưu trữ,... nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN Thông tư quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quy định "Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật".
Thông tin các khoản nợ như lịch sử khoản nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thông CIC trong thời hạn là 05 năm. Dẫn đến, thời gian xóa nợ xấu là 05 năm kể từ ngày khách hàng thanh toán hết các khoản vay (nợ lãi và gốc).
2. Xóa nợ xấu thì cần làm những gì?
Để xóa nợ xấu trong khoảng thời gian xóa nợ xấu được quy định thì khách hàng phải chủ động thanh toán các khoản vay. Với mỗi mức vay khác nhau thì các bước thanh toán sẽ khác nhau. Chi tiết bao gồm:
- Khoản nợ dưới 10 triệu:
Sau khi khách hàng đã thanh toán các khoản vay và tất toán lại thì tổ chức tín dụng (ngân hàng nhà nước) đã ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay và báo cáo với công ty tài chính thì cá nhân không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.
- Khoản nợ trên 10 triệu:
Bởi vì mỗi kỳ hàng tháng, thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được CIC cập nhật định kỳ. Dẫn đến để tránh phát sinh lãi quá hạn thì cá nhân vay cần lên kế hoạch tài chính hợp lý để để thanh toán khoản vay (gồm cả gốc lẫn lãi).
Sau khi đã thanh toán khoản vay, cá nhân chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, nếu cần có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
3. Các biện pháp có thể hạn chế bị nợ xấu
Để tránh ảnh hưởng và hạn chế khó khăn cho việc vay trong tương lai, cá nhân vay có thể trang bị cho mình những biện pháp có thể hạn chế bị nợ xấu. Cụ thể như:
- Cá nhân vay tự đánh giá năng lực thanh toán các khoản vay của bản thân (như là xác định lại thu nhập hàng tháng và chi tiêu), trước khi có quyết định sẽ vay vốn;
- Hạn chế những trường hợp xảy ra bất ngờ thì phải xây dựng một kế hoạch thanh toán các khoản vay rõ ràng;
- Nhận thức và có ý thức về các mốc thời hạn phải thanh toán khoản vay, trả khoản vay theo đúng hạn đã cam kết trên hợp đồng tín dụng.
4. Giải đắp thắc mắc liên quan đến việc xóa nợ xấu
4.1. Đã xóa nợ xấu thì có được thực hiện các khoản vay tiếp không?
Theo quy định, khoản nợ của khách hàng được chia thành 05 nhóm. Tuy nhiên, dựa theo đặc điểm, tính chất của mỗi nhóm thì khoản nợ được chia ra thành 02 trường hợp:
- Trường hợp 01: Khi khoản nợ của khách hàng đi vay nằm trong nhóm 01 và 02 thì khoản nợ vẫn là nợ tiêu chuẩn và có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
- Trường hợp 02: Khi khoản nợ của khách hàng đi vay nằm trong nhóm 03, 04, 05 thì khoản nợ thuộc nhóm nợ xấu. Nếu đã bị liệt kê vào nhóm khách hàng dính nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và khả năng được duyệt vay hoặc mở thẻ tín dụng của các cá nhân tại các công ty tài chính, ngân hàng khác trong tương lai.
Dẫn đến, khi khách hàng đã xóa nợ xấu trên hệ thống CIC và với mong muốn thực hiện các khoản vay tiếp, với từng trường hợp khoản nợ thì khả năng xét duyệt các khoản vay sẽ khác nhau
- Khi khách hàng thuộc trường hợp 02 thì khả năng được duyệt vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng của khách hàng tại các công ty tài chính, ngân hàng khác sẽ khó khăn hoặc là không được xét duyệt vay vốn. Bởi vì đã bị liệt kê vào nhóm khách hàng dính nợ xấu và lịch sử tín dụng cũng đã bị ảnh hưởng và được đánh giá khả năng hoàn trả.
- Còn đối với các khách hàng thuộc trường hợp 01, tùy thuộc vào từng công ty tài chính, ngân hàng sẽ cân nhắc và xét duyệt.
Có thể đọc thêm: Cách thức tra cứu nợ xấu ngân hàng mới nhất năm 2024
4.2. Sau khi xóa nợ xấu thì phải làm sao để biết mình không còn nợ xấu?
CIC hiện nay là trung tâm lưu trữ thông tin cũng như hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Do đó, để biết mình có còn nợ xấu sau khi xóa nợ xấu hay không thì khách hàng có thể thực hiện 03 cách kiểm tra sau:
- Cách 01: Tra cứu trên Web của CIC;
- Cách 02: Tra cứu trên App của CIC;
- Cách 03: Tra cứu trực tiếp tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nơi khách hàng trực tiếp hoạt động vay.