Điều kiện để mở phòng khám tư nhân


Điều kiện để mở phòng khám tư nhân
Bác sĩ mở phòng khám tư nhân đang là chủ đề được rất nhiều người trong lĩnh vực y tế quan tâm. Vậy cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì để bác sĩ có thể mở phòng khám tư nhân? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là phòng khám tư nhân?

Phòng khám tư nhân là đơn vị chăm sóc sức khỏe do cá nhân hoặc tổ chức thành lập và điều hành theo quy định pháp luật, hoạt động độc lập mà không có sự can thiệp của nhà nước. Tại phòng khám tư nhân, người dân có thể tìm thấy các dịch vụ y tế đa dạng, bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám gia đình và cả phòng chẩn trị y học cổ truyền.

2. Điều kiện mở phòng khám tư nhân là gì?

Theo Điều 42 và Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, để thành lập phòng khám tư nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

2.1. Điều kiện về tính hợp pháp

Được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Xem thêm bài viết: Yếu tố và tầm quan trọng của hiệu lực hợp đồng trong pháp luật

Phòng khám đa khoa
Phòng khám tư nhân

2.2. Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động

  • Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình thì ngoài các điều kiện như trên, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

Bên cạnh đó, tùy loại hình của phòng khám tư nhân là phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng khám bác sĩ gia đình hay chẩn trị y học cổ truyền mà phải đảm bảo điều kiện về quy mô, diện tích, cơ sở vật chất, nhân sự của từng loại theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn thủ tục thành lập phòng khám tư nhân

Việc thành lập phòng khám tư nhân được thực hiện theo các nội dung sau đây:

3.1. Hồ sơ thành lập phòng khám tư nhân

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân gồm một số tài liệu như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu luật định);
  • Bản sao có công chứng, chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám;
  • Danh sách và bản sao chứng chỉ hành nghề của tất cả những người thành lập, làm việc tại phòng khám có công chứng hoặc chứng thực;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức;
  • Danh sách nhân sự của phòng khám tư nhân làm việc chuyên môn nhưng không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện riêng với tùy từng loại hình thành lập theo như đã phân tích ở trên để được cấp giấy phép hoạt động;
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện tư nhân.

3.2. Trình tự, thủ tục thành lập phòng khám tư nhân

Trình tự, thủ tục thành lập phòng khám tư nhân gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thẩm định thực tế;
  • Bước 4: Tiếp nhận kết quả.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân: Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.

Xem thêm bài viết: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập phòng khám Nha khoa

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại phòng khám tư nhân và lợi ích của từng loại, hãy tham khảo các trang web uy tín về chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và hỗ trợ.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.