1. Năm loại hình thức đầu tư tại Việt Nam
1.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tại Việt Nam trực tiếp mà trong đó nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức này áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nướ ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Thông thường, đối với nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế thường là công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty TNHH (01 thành viên hoặc 02 thành viên trở lên).
Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường, phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dưới đây là bảng tổng hợp điều kiện thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước:
|
Nhà đầu tư nước ngoài |
Nhà đầu tư trong nước |
Căn cứ pháp lý |
Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP |
Điều 37 Luật Đầu tư 2020 |
Điều kiện |
Phải có dự án đầu tư Được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (không bắt buộc). |
Có thể thấy, hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có một số ưu điểm như sau:
- Tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, được pháp luật Việt Nam bảo vệ và được hưởng mọi quyền và lợi ích theo pháp luật Việt Nam;
- Không bị giới hạn quy mô khi đầu tư, giảm rủi ro tranh chấp;
- Đảm bảo minh bạch công khai trong việc chia lợi nhận dựa vào tỷ lệ vốn góp.
Tuy nhiên, để có thể thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư cần thực thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, tốn thời gian để được cấp các giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư. Ngoài ra, mọi hoạt động phát sinh trong quá trình kinh doanh đều được quyết định dựa trên sự biểu quyết của các bên tham gia đầu tư.
1.2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là hình thức đầu tư tại Việt Nam trong đó, nhà đầu tư thực hiện các hoạt động mua bán hoặc sáp nhận vào các tổ chức kinh tế đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư.
Để thực hiện đầu tư qua hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường;
- Đảm bảo điều kiện về bảo đảm quốc phòng an ninh, điều kiện sử dụng đất theo quy định;
- Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
- Riêng nhà đầu tư trong nước chỉ cần thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Về cơ bản, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được thực hiện như sau:
- Đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện và tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%, nhà đầu tư cần thực hiện điều chỉnh danh sách thành viên góp vốn của doanh nghiệp.
- Đối với các trường hợp tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài > 50%, ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu biên giới, ven biển, đảo ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh:
- Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Theo Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp theo các hình thức:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, tổ chức kinh tế khác;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty TNHH/công ty hợp danh/tổ chức kinh tế khác để trở thành thành viên của công ty TNHH/công ty hợp danh/tổ chức kinh tế khác.
- Bước 2: Sở Kế hoạch và đầu tư cấp văn bản chấp thuận góp vốn, mua bán cổ phần, phần vốn góp.
- Bước 3: Thực hiện thay đổi về cổ đông, loại hình doanh nghiệp phù hợp sau khi góp vốn.
- Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Theo Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp theo các hình thức:
Khác với hình thức đầu tư thành lập kinh tế ở trên, đối với hình thức này do đã tồn tại một doanh nghiệp nên nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí thành lập doanh nghiệp, tận dụng được tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần, từ đó nhanh chóng thực hiện dự án.
Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, muôn phần góp vốn tương đối đơn giản so với thành lập tổ chức kinh tế mới nhưng vẫn đảm bảo nhà đầu tư có các quyền lợi trong hoạt động đầu tư như được tham dự các cuộc họp, biểu quyết, được phân chia lợi nhuận.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng chứa đựng một số rủi ro như doanh nghiệp không thực hiện thay đổi thành viên, rủi ro phát sinh trong quá trình chia lợi nhuận,…
1.3. Thực hiện dự án đầu tư
Hình thức thực hiện dự án đầu tư là hình thức đầu tư thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư, bao gồm cả việc thành lập tổ chức kinh tế khác.
Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn góp mà nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục đầu tư khác nhau theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
Đối với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần lưu ý hai trường hợp thực hiện dự án đầu tư sau:
- Trường hợp thực hiện dự án mới, nhà đầu tư phải:
- Được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
- Có Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án mới;
- Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án: Nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không giới hạn nhưng phải đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật về chứng khoán, pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tương tư như hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư thực hiện dự án cũng mang đến những ưu điểm như nhà đầu tư được lựa chọn nhiều dự án đầu tư, được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư, …
1.4. Hình thức đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh -Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các bên trong hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Thông thường, hợp đồng BCC phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:
- Thông tin cơ bản về các bên tham gia hợp đồng, thông tin dự án đầu tư;
- Điều khoản về mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
- Đóng góp của các bên, phân chia lợi nhuận, tiến độ thực hiện dự án;
- Thời hạn hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Quy định về sửa đổi, chấm dứt, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hình thức đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BCC, có thể kể đến một ưu điểm sau:
- Linh hoạt, chủ động, tiết kiệm thời gian, chi phí do không phải thành lập tổ chức kinh tế nhưng vẫn đảm bảo các quyền và nghĩa vụ giữa các bên đầu tư trên cơ sở hợp đồng;
- Không giới hạn số lượng chủ thể tham gia hợp đồng, có thể bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
- Thời gian thu được lợi nhuận nhanh.
- Phù hợp đối với các dự án cần triển khai nhanh, thời gian đầu tư ngắn như lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, in ấn, phát hành báo chí.
Tuyên nhiên, hình thức đầu tư BCC vẫn có một số nhược điểm như không có sự ràng buộc chặt chẽ, không có con dấu riêng, quyền quản lý dự án được chia đều gây chênh lệch giữa nhà đầu tư bỏ nhiều vốn và nhà đầu tư bỏ ít vốn hơn; không thu hút áp dụng đối với lĩnh vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài;
1.5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ
Đây là hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế phải được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mới có thể thực hiện. Đó là những dự án đầu tư có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như các dự án về nhà máy điện hạt nhân, dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất, dự án yêu cầu di dân, tái định cư; dự án xây dựng mới cảng hàng không, sân bay, bến cảng; dự án trong lĩnh vực viễn thông,....
Ngoài ra, trong quá trình thực thi Luật Đầu tư và các hoạt động phát triển kinh tế, không tránh khỏi phát sinh những hình thức đầu tư tại Việt Nam mới mà Luật đầu tư hiện hành chưa quy định cụ thể. Do đó, nhà làm luật bổ sung các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ theo tính mở, tạo điều kiện mở rộng, linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật.
2. Làm sao để đánh giá một hình thức đầu tư hiệu quả, phù hợp?
Có nhiều cách để đánh giá hình thức đầu tư tại Việt Nam có hiệu quả đối với doanh nghiệp hay không:
- Nhìn từ góc độ tài chính, đầu tư hiệu quả thể hiện bằng kết quả có thể đo lượng được là tỷ lệ giữa khoản thặng dư (vốn, lợi nhuận) thu được và khoản vốn bỏ ra.
- Nhìn từ góc độ kinh tế, hiệu quả đầu tư gắn liền với hiệu quả kinh tế - xã hội như doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động và hiệu quả tài chính.
Như vậy, để có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp và hiệu quả, nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc:
- Xuất phát từ mục tiêu đầu tư;
- Phải có tiêu chuẩn đánh giá;
- Đầu tư có độ trễ;
- Có hệ thống đánh giá hiệu quả. Có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hình thức đầu tư, gồm:
- Môi trường về chính sách đầu tư và kinh doanh (văn bản pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp, đề án tái cơ cấu nền kinh tế, đề án sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Các nguồn lực đầu vào: điện, đất đai, tín dụng, công nghệ;
- Loại hình sở hữu;
- Địa điểm hoạt động, quy mô, ngành sản xuất của doanh nghiệp;
Từ những phân tích, đánh giá ở trên, có thể thấy, các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 vẫn kế thừa các quy định tại Luật Đầu tư năm 2014.
Tuy nhiên, Luật đầu tư năm 2020 đã bỏ hình thức đầu tư PPP. Hình thức đầu tư PPP (Public – Private – Partnership) là hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Việc bãi bỏ quy định này nhằm để áp dụng thống nhất khái niệm “hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư”.
Ngoài ra, Luật Đầu tư năm 2020 còn bổ sung thêm các hình thức đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ nhằm tạo sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật khi nhà đầu tư thực hiện các hình thức đầu tư tại Việt Nam chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành.