Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc


Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Hoạt động đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là hoạt động bắt buộc đảm bảo hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Trong bài viết hôm nay, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp mẫu biên bản đối thoại tại nơi làm việc cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động này.

1. Mẫu biên bản biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Dưới đây, Luật Ánh Ngọc cung cấp mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc: Biên bản đối thoại

Mẫu biên bản đối thoại tại nơi làm việc
Mẫu biên bản đối thoại tại nơi làm việc

 

2. Nội dung biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

2.1. Nội dung bắt buộc khi đối thoại

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
  • Thưởng cho người lao động;
  • Thảo luận về nội quy lao động;
  • Tạm đình chỉ công việc của người lao động.

2.2. Nội dung các bên được lựa chọn khi đối thoại

Theo Khoản 2 Điều 64 Bộ luật Lao động 2019, ngoài nội dung bắt buộc phải có, các bên còn có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
  • Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
  • Điều kiện làm việc;
  • Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
  • Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Cần lưu ý gì khi lập biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Khi lập biên bản đối thoại tại nơi làm việc, có một số điều cần lưu ý như sau:

  • Đảm bảo tính chính xác: thông tin về thời gian, địa điểm, danh tính các bên tham gia, nội dung của cuộc hội thoại;

  • Biên bản phải được lập dựa trên sự trung thực và khách quan. Không đưa vào những thông tin sai lệch hoặc giả mạo. Không được tùy tiện chỉnh sửa, xoá bỏ các nội dung đã được ghi lại. Nếu phát hiện sai sót, cần sửa chữa một cách minh bạch và có trách nhiệm;

  • Cần sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, tránh sử dụng các từ ngữ không phù hợp hoặc gây hiểu nhầm;

  • Biên bản phải được bảo mật và chỉ được tiết lộ cho những người liên quan đến vấn đề trong cuộc hội thoại;

  • Biên bản đối thoại tại nơi làm việc cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến việc lưu trữ và bảo mật thông tin.

3.2. Mỗi năm phải tổ chức đối thoại định kỳ bao nhiêu lần?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại định kỳ tối thiểu 01 lần một năm.

3.3. Có bao nhiêu người lao động được tham gia đối thoại định kỳ?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tuỳ thuộc vào số lượng người lao động mà doanh nghiệp sử dung, số lượng người lao động tối thiểu tham gia đối thoại gồm: 

  • 03 người nếu Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 NLĐ;
  • 04 – 08 người nếu Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 NLĐ;
  • 09 – 13 người nếu Doanh nghiệp sử dụng từ 150 – dưới 300 NLĐ;
  • 14 – 18 người nếu Doanh nghiệp sử dụng từ 300 – dưới 500 NLĐ;
  • 19 – 23 người nếu Doanh nghiệp sử dụng từ 500 – dưới 1.000 NLĐ;
  • Ít nhất 24 người nếu Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.

3.4. Tại sao phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

  • Đối thoại trực tiếp giúp các bên hiểu rõ hơn về nhau, cách thức hoạt động của các đơn vị và các yêu cầu công việc. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng cường tình đồng cảm và hỗ trợ tinh thần đoàn kết trong tổ chức;

  • Giảm xung đột và đưa ra các giải pháp xây dựng bởi vì các bên có thể trao đổi ý kiến và tìm kiếm đồng thuận một cách trực tiếp. Điều này giúp giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn, tránh được những tranh chấp không cần thiết;

  • Tạo ra một môi trường làm việc tích cực; văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp;

  • Nâng cao hiệu suất làm việc.

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã cung cấp mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cũng như các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Nếu độc giả còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ, tư vấn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.