Mua bán đất có nên lập biên bản thỏa thuận?


Mua bán đất có nên lập biên bản thỏa thuận?

Trong lĩnh vực mua bán đất, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì biên bản thỏa thuận nên được lập theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Ánh Ngọc xin được cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về biên bản thỏa thuận trong hoạt động mua bán đất và cách soạn thảo biên bản thỏa thuận này.

1. Biên bản thỏa thuận là gì?

Theo quy định hiện hành, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào có định nghĩa cụ thể về biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, theo cách gọi và hiểu quen thuộc thì biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.

Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận nội dung mà các bên tham gia (thường là 02 bên) đã thống nhất. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động... Khi các bên xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết thì quyền lợi, nghĩa vụ của các bên càng được bảo đảm.

Biên bản thỏa thuận thường áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trường hợp mua bán đất. Biên bản thỏa thuận mua bán đất hay biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại giấy tờ được bên mua và bên bán lập ra để đảm bảo cho việc thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Mẫu biên bản thỏa thuận trong trường hợp mua bán đất

Mẫu biên bản thỏa thuận trong trường hợp mua bán đất được điều chỉnh và tuân thủ theo những quy định tại Luật Dân sự và Luật Đất đai cùng các văn bản pháp lý có liên quan. Để giúp bạn đọc hình dung được nội dung và hình thức của biên bản thỏa thuận mua bán đất, Luật Ánh Ngọc đưa ra mẫu biên bản thỏa thuận cụ thể sau: 

Biên bản thỏa thuận mua bán đất
Minh họa mẫu biên bản thỏa thuận

>>>>> Để xem chi tiết và tải về mẫu biên bản thỏa thuận trong trường hợp mua bán đất, click vào link sau để tải về: Biên bản thỏa thuận phân mua bán đất

3. Luật Ánh Ngọc chia sẻ cách viết biên bản thỏa thuận mua bán đất

Để đảm bảo biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập ra đúng quy cách theo quy định của pháp luật, các bên chủ thể cần nắm được cách lập biên bản như sau:

  • Thứ nhất: Điền đầy đủ thông tin của các bên, biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần thể hiện đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán. Các thông tin đó bao gồm: Họ và tên; năm sinh; địa chỉ; số căn cước công dân;...;
  • Thứ hai: Thông tin thửa đất, biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng cần đáp ứng đầy đủ thông tin về mảnh đất cần chuyển nhượng như: Giá chuyển nhượng; giá đặt cọc; thời hạn đặt cọc; một số thỏa thuận về vấn đề tranh chấp, khiếu nại;.... Lưu ý, các thông tin về mảnh đất càng rõ ràng và chi tiết thì càng có lợi cho cả bên mua và bên bán;
  • Thứ ba, biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đề cập đến trách nhiệm của các bên sau khi diễn ra hoạt động chuyển nhượng;
  • Thứ tư, biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được hai bên ký kết khi cả hai bên đã đọc lại nguyên văn biên bản thỏa thuận và tự nguyện ký kết biên bản thỏa thuận đã lập ra;
  • Thứ năm, đối với các đơn vị làm trong lĩnh vực xây dựng, thì bên cạnh biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn có thể tham khảo thêm một số giấy tờ khác như biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình để ghi chép lại các thông tin về việc nghiệm thu và thời hạn bảo hành công trình vào trong biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

4. Vai trò của biên bản thỏa thuận mua bán đất

Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một văn bản rất quan trọng trong hoạt động mua bán đất hiện nay. Bởi biên bản thỏa thuận này ghi nhận tất cả thỏa thuận của các bên, là cơ sở để thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các chủ thể. Vai trò của biên bản thỏa thuận đối với từng đối tượng được thể hiện như sau:

  • Đối với bên mua:
    • Là cơ sở để đăng ký quyền sử dụng đất đối với người mua;
    • Yêu cầu người bán giao đầy đủ giấy tờ về mảnh đất;
    • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được sử dụng đất theo đúng mục đích, thời hạn;
    • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và đảm bảo quyền hạn đúng như thỏa thuận.
  • Đối với bên bán: 
    • Chuyển giao đúng diện tích, vị trí, tìn trạng đất như đã thỏa thuận;
    • Nhận đúng giá tiền chuyển nhượng như đã thỏa thuận;
    • Chuyển giao đầy đủ giấy tờ về đất theo đúng thỏa thuận ;
    • Đảm bảo đúng quyền lợi được nhận và nghĩa vụ phải thực hiện.
  •  Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
    • Dễ dàng quản lý các hoạt động mua bán đất trên địa bàn quản lý;
    • Thuận lợi trong việc giải quyết nếu có tranh chấp giữa hai bên.

5. Giải đáp thắc mắc

5.1. Biên bản thỏa thuận mua bán đất có cần công chứng không?

Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật đất đai năm 2024 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
  • Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về luật công chứng, chứng thực.

Qua đó, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì mới bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Còn biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, để biên bản thỏa thuận với trường hợp mua bán đất đạt được giá trị pháp lý cao nhất và thuận lợi giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì việc công chứng biên bản thỏa thuận mua bán là rất cần thiết. Vì vậy, đối với những biên bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị lớn hoặc có tính chất quan trọng thì các bên vẫn nên thực hiện công chứng cho biên bản thỏa thuận. 

 

 

5.4. Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai có dạng như thể nào?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, có quy định về biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai. Để giúp quý khách hình dung được nội dung và cách thức của biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai, Luật Ánh Ngọc đưa ra mẫu biên bản thỏa thuận cụ thể sau: 

GIẤY CAM KẾT KHÔNG CÓ TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ RANH GIỚI THỬA ĐẤT
Cụ thể mẫu biên bản 

Để xem chi tiết và tải về biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai, click vào link sau để tải về: biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai.

Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về những quy định liên quan đến việc soạn thảo mẫu biên bản thỏa thuận trong trường hợp mua bán đất. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể định hướng, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.