Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược


Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược

KInh doanh đặt cược là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh đặt cược mới được tiến hành kinh doanh. Thông qua giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược, pháp luật công nhận và bảo vệ hoạt động kinh doanh đặt cược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế luôn phát sinh các trường hợp giấy phép kinh doanh đặt cược bị thu hồi? Vậy khi nào doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược? Thủ tục thu hồi giấy phép ra sao? Cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược gồm những nội dung nào?

Giấy kinh doanh đặt cược là văn bản pháp lý do Bộ tài chính cấp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và đặt cược bóng đá quốc tế.

Giấy phép kinh doanh đặt cược có các nội dung được quy định tại Điều 33 Nghị định 06/2017/NĐ-CP:

- Thông tin về doanh nghiệp: bao gồm chi tiết tên doanh nghiệp, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp xin cấp giấy phép;

- Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

- Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Thông tin chi tiết về nội dung kinh doanh đặt cược:

+ Loại hình thực hiện kinh doanh đặt cược;

+ Địa chỉ đặt trường đua (áp đụng đối với giấy phép kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó);

+ Phương thức phát hành, phân phối vé đặt cược;

+ Địa bàn doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đặt cược;

+ Hiệu lực của giấy phép;

- Các nội dung khác theo yêu cầu.

2. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược

Giấy phép kinh doanh đặt cược có thể bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 và Điều 42 Nghị định 06/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Khi nào thì bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược?
Khi nào thì bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược?

- Đối với kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó:

Giấy phép kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37:

+ Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh đặt cược mà không tiến hành hoạt động kinh doanh sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;

+ Doanh nghiệp bị phá sản, bị giải thể theo pháp luật về doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Việc cấp giấy chứng nhận không đáp ứng được điều kiện kiểm tra, thanh tra để kinh doanh đặt cược đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kết luận theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 78 Nghị định này;

+ Việc tổ chức kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó vi phạm các quy định về tổ chức kinh doanh đặt cược theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 78 mà đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

- Đối với giấy phép kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế:

Trong quá trình thực hiện thí điểm tổ chức kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp có các hành vi theo quy định tại Điều 44 thì bị thu hồi giấy phép. Việc thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược được thực hiện trong các trường hợp:

+ Vi phạm quy định pháp luật về đầu tư;

+ Doanh nghiệp có các hành vi vi phạm quy định về tổ chức kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 78 Nghị định này và đã được cơ quan kiểm tra kết luận. Bao gồm các hành vi:

  • Vi phạm liên quan đến sản phẩm, giới hạn mức tham gia đặt cược, thời điểm nhận đặt cược, địa bàn cũng như phương thức phân phối vé và tần suất tổ chức kinh doanh đặt cược;
  • Vi phạm các quy định trong Điều lệ, trọng tài trong kinh doanh đặt cược;
  • Vi phạm quản lý người chơi, chấp hành Thể lệ chơi cũng như quy định về luật phòng chống rửa tiền;
  • Vi phạm các nghĩa vụ tài chính, kế toán, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

3. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 và Điều 40 Nghị định 06/2017/NĐ-CP, việc thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

- Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp có thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược hay không;

- Sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan liên quan khác: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du  lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư xây dựng xem xét và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

Việc thu hồi này sẽ được thông báo đến doanh nghiệp trước 10 ngày trước khi Bộ tài chính thực hiện thu hồi giấy phép.

 Lưu ý đối với giấy phép kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó: Giấy phép kinh doanh sẽ tự động hết hiệu lực và bị thu hồi trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược phải chấm dứt hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó, đặt cược bóng đá quốc tế tại thời điểm bị thu hồi giấy phép;

- Bộ tài chính công bố quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Giải đáp thắc mắc liên quan đến thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược

4.1. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh đặt cược. 

Theo đó, Bộ tài chính có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược. Tuy nhiên, khi tiến hành thu hồi giấy phép, Bộ tài chính phải phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét, ra quyết định việc thu hồi.

Giải đáp thắc mắc
Giải đáp thắc mắc

4.2. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược mà vẫn kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?

Khoản 4 Điều 37 Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định donah nghiệp phải chấm dứt hoạt động kinh doanh đặt cược ngay tại thời điểm bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Vì vậy, mọi hành vi kinh doanh đặt cược khi đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh là hành vi bị cấm theo quy định về kinh doanh đặt cược. Mức xử phạt đối với vi phạm này được quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tổ chức.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại toàn bộ số lợi bất chính thu được từ hành vi vi phạm của mình.  

5. Một số lưu ý khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược

Việc bị thu hồi giấy phép kinh doanh đặt cược là một vấn đề nghiêm trọng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Dưới đây là một số điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi phải đối mặt với tình huống này:

- Hiểu rõ nguyên nhân thu hồi:

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ hiểu rõ nguyên nhân của việc thu hồi giấy phép. Điều này giúp họ xác định liệu có cơ hội để khắc phục hoặc không.

- Thảo luận và đối thoại:

Trước khi có quyết định chính thức về thu hồi, cơ quan quản lý có thể mở cửa để thảo luận với doanh nghiệp. Việc này cung cấp cơ hội để giải quyết mọi hiểu lầm và tìm ra giải pháp hòa bình.

- Tuân thủ pháp luật:

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ đã tuân thủ tất cả các quy định và điều kiện liên quan đến giấy phép kinh doanh. Nếu có vi phạm, họ cần thực hiện các biện pháp để sửa chữa.

- Thực hiện biện pháp khắc phục:

Nếu có vi phạm nào đó, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi hệ thống quản lý, cập nhật chính sách, hoặc thực hiện các biện pháp kiểm soát hợp lý.

- Tìm hiểu quy trình thu hồi giấy phép:

Nếu doanh nghiệp cho rằng quyết định thu hồi là không công bằng, họ có quyền tìm hiểu quy trình và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và làm rõ vấn đề của mình.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý:

Mối quan hệ tích cực với cơ quan quản lý là quan trọng. Việc giữ liên lạc và thông tin chính xác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể giảm nguy cơ thu hồi giấy phép.

- Tìm hiểu về luật pháp và quy định mới:

Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật với luật pháp và quy định mới để đảm bảo rằng họ luôn tuân thủ mọi thay đổi và điều chỉnh cần thiết.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý:

Trong trường hợp phức tạp, việc tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý là quan trọng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tìm đến các văn phòng, công ty luật uy tín để được sự tư vấn, hỗ trợ để giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả hơn.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.