Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại


Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là những vật chất nguy hiểm mà không phải ai cũng được phép xử lý. Cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

1. Các trường hợp phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là những vật chất nguy hiểm được thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác mà nếu không được xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Chính vì thế, không phải cá nhân/ tổ chức nào cũng được phép xử lý chất thải nguy hại.

Mọi cá nhân/ tổ chức muốn được xử lý chất thải nguy hại thì phải xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại và trải qua những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để xác định rằng cá nhân/ tổ chức này đủ điều kiện để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại. 

Tuy nhiên, các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

  • Chủ nguồn thải tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
  • Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm được bảo đảm;
  • Cơ sở y tế sử dụng mô hình theo cụm, có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận.

Như vậy, trừ ba trường hợp nêu trên thì bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào, trong trường hợp muốn xử lý chất thải nguy hại, thì đều phải xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2. Điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Các cá nhân/ tổ chức muốn xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì phải có các điều kiện sau:

  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;
  • Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về các hệ thống, thiết bị xử lý, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có);
  • Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;
  • Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại;
  • Có phương án bảo vệ môi trường cụ thể về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ cho người lao động; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại;
  • Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động một cách rõ ràng, cụ thể. 

 

Điều kiện cấp phép
Điều kiện cấp phép

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Thời hạn cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Thời hạn cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 (năm) năm kể từ ngày cấp theo Nghị định 09/VBHN-BTNMT về quản lý chất thải và phế liệu.

Trước đây, theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại thì thời hạn cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Nhưng Nghị định mới nhất năm 2019, tức Nghị định 09/VBHN-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại đã gia hạn thêm 02 (hai) năm so với Thông tư năm 2015. Đây có thể được xem là tạo điều kiện cho các chủ xử lý chất thải nguy hại bởi trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là rất phức tạp và lâu dài.

3.2. Có được cấp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại không

Một tổ chức, cá nhân được cấp lại giấy phép xử lý chất thải nguy hại nhiều lần, không có giới hạn, chỉ cần tại thời điểm xin cấp giấy phép; tổ chức, cá nhân đó đáp ứng đủ các yêu cầu do pháp luật quy định.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại trong các trường hợp sau:

  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hết thời hạn;
  • Giấy phép mất hoặc hư hỏng;
  • Nghị định/Thông tư thay đổi nên phải xin cấp lại giấy phép mới.

4. Dịch vụ xin cấp giấy phép Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Công ty Luật Ánh Ngọc chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực giấy phép. Với đội ngũ luật sư cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin sẽ mang lại cho Quý khách hàng sự phục vụ tốt nhất khi đến với công ty. Dịch vụ làm giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại Luật Ánh Ngọc gồm có:

  • Tư vấn pháp lý toàn diện cho khách hàng, bao gồm các thủ tục, điều kiện được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục;
  • Thay mặt khách hàng làm các thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại; thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xin cấp/cấp lại/ điều chỉnh bổ sung giấy phép xử lý chất thải nguy hại; 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Tư vấn điều chỉnh, bổ sung giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong trường hợp khách hàng muốn xin điều chỉnh giấy phép;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các dịch vụ tư vấn khác, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.