Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay


Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

Để được phép kinh doanh homestay, cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc nộp hồ sơ để thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay tại cơ quan có thẩm quyền. Trong hồ sơ xin giấy phép, cần chuẩn bị các loại giấy tờ quan trọng.

Vậy khi xin giấy phép kinh doanh homestay cần phải chuẩn bị những gì, viết đơn xin cấp giấy phép thế nào? Trong bài viết sau đây Luật Ánh Ngọc sẽ đưa ra những chia sẻ những kiến thức pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay và hướng dẫn quý vị cách viết đơn xin cấp giấy phép một cách chi tiết nhất. 

1. Thực trạng kinh doanh homestay hiện nay

Ở Viêt Nam, khi nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của người dân ngày càng tăng cao, thì các loại hình du lịch cũng ngày càng nở rộ và phát triển đa dạng. Trước đây, homestay là một loại hình du lịch mà du khách sẽ được sinh sống, sinh hoạt, trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa. Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển của xã hội, khái niệm này được mở rộng hơn khi các chủ đầu tư phát triển kinh doanh homestay theo hướng chuyên nghiệp hơn, cung cấp các dịch vụ mang tính hệ thống hơn.

Phân khúc cho thuê lưu trú cũng theo mô hình homestay liên tục được mở rộng, thu hút du du khách du lịch, đặc biệt là các bạn giới trẻ đam mê trải nghiệm. Theo thống kê, mô hình kinh doanh homestay đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây, cũng xuất phát từ chi phí hợp lý mà vẫn được trải nghiệm trọn vẹn các dịch vụ du lịch. 

Du lịch theo hình thức kinh doanh homestay đang nhận được sự quan tâm bởi những lợi ích của loại hình du lịch này mang lại cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ, cũng như sự phát triển của ngành du lịch và xã hội nói chung.

Thực tế cho thấy, khi nhu cầu tăng lên, các chủ đầu tư cũng khai thác mô hình này bằng nhiều cách khác nhau mà không tuân theo các quy định của pháp luật. Điều này đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy bởi pháp luật chưa có quy định chặt chẽ để điều chỉnh loại hình kinh doanh này. 

Chính vì vậy, để kinh doanh homestay thực sự có hữu ích và đem lại hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật thông qua giấy phép kinh doanh homestay được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.  

2. Quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh homestay

Giấy phép kinh doanh homestay là được xác định là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh homestay cũng như đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay và tùy theo hình thức kinh doanh doanh nghiệp hay kinh doanh hộ kinh doanh mà nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. 

Việc cấp giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo trình tự:

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ công đến cơ quan có thẩm quyền;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh sửa đổi, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép kinh doanh homestay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

3. Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

Khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần điền đơn xin cấp giấy phép. Dưới đây là mẫu đơn xin giấy phép kinh doanh homestay theo quy định pháp luật:

 

Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin giấy phép kinh doanh homestay

Để có một đơn xin cấp giấy phép kinh doanh homestay hoàn chỉnh và đúng theo yêu cầu, Luật Ánh Ngọc hướng dẫn bạn cách điền đơn như sau:

- Kính gửi: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, ghi rõ cơ quan thuộc tỉnh, thành phố nào;

- Các thông tin của cá nhân, tổ chức có yêu cầu: Ghi đầy đủ các thông tin về tên, chức vụ, địa chỉ, thông tin liên lạc (số điện thoại, email, fax) của người có yêu cầu;

- Phần đề nghị: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép một cách chi tiết;

- Tên cơ sở lưu trú du lịch: Ghi đầy đủ tên homestay theo quy định của pháp luật;

- Loại hình cơ sở lưu trú du lịch: Dựa theo quy định của pháp luật, thường ghi là căn hộ cư trú du lịch, cụ thể là homestay;

- Địa chỉ: Trong phần này, cần ghi rõ địa chỉ của homestay theo quy định: số nhà, thôn/xóm, xã/ phường, quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi có homestay;
- Các thông tin về homestay: Phần này phải điền rõ ràng, chính xác về diện tích, số lượng phòng; các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật,...

- Tiêu chuẩn: Ghi tiêu chuẩn của homestay theo quy định của pháp luật;

- Đội ngũ nhân viên: Ghi thông tin chi tiết về đội ngũ quản lý, nhân viên đang làm việc tại homestay theo quy định của pháp luật;

- Các điều kiện khác: Điền đầy đủ các điều kiện khác của homestay (nếu có).

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải lưu ý về các nội dung cần điền để có thể điền các thông tin vào đơn xin cấp giấy phép một cách chi tiết và chuẩn xác nhất, tránh trường hợp bị trả hồ sơ khi nộp tại cơ quan có thẩm quyền. 

5. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay

5.1. Có được cấp lại giấy phép kinh doanh homestay không?

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp, hộ kinh doanh được cấp lại giấy phép kinh doanh homestay trong trường hợp giấy phép bị mất, rách, nát, hư hỏng, hoặc bị tiêu hủy bởi các nguyên nhân khác. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.

5.2. Thời hạn xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay?

Căn cứ theo trình tự cấp giấy phép kinh doanh homestay quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5.3. Chi phí thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh homestay?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, lệ phí xin cấp giấy phép kinh doanh homestay được quy định như sau:

- Việc xin cấp giấy phép của hộ kinh doanh là 100.000 đồng;

- Doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh homestay là 50.000 đồng. Trường hợp đăng ký bố cáo thành lập trên cổng thông tin quốc gia thì lệ phí là 100.000 đồng.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.