Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay


Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay là một trong nhưng nội dung quan trọng trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay. Vậy hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay bao gồm những nội dung nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Luật Ánh Ngọc.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật du lịch 2017;

- Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiêp;

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP Hướng dẫn luật du lịch;

- Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh trật tự;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Luật phòng cháy chữa cháy;

- Luật Bảo vệ môi trường 2020.

2. Giấy phép kinh doanh homestay là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh homestay là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh homestay theo một trình tự, thủ tục nhất định.

Văn bản này nhằm xác nhận rằng doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường,... để thực hiện việc kinh doanh homestay.

Giấy phép kinh doanh homestay là điều kiện bắt buộc đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh homestay bởi lẽ, đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

3. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay

 

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Để kinh doanh homestay theo đúng quy định, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm

3.1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay

Tùy theo cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép kinh doanh homestay dưới loại hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp mà hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay có sự khác nhau::

- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập hộ kinh doanh theo mẫu;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh như CCCD/CMND/Hộ chiếu,...
  • Bản sao Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà, sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu homestay.

- Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay của doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

3.2. Hồ sơ xin các loại giấy phép khác để kinh doanh homestay

Ngoài ra, sau khi đăng ký kinh doanh homestay, doanh nghiệp kinh doanh cần phải xin các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép cam kết bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (nếu đăng ký),... để được phép kinh doanh homestay.

- Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy;
  • Bản sao hợp lệ của giấy phép kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy cũng như văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy;
  • Phương án phòng cháy chữa cháy và bảng thống kê các phương tiện phòng cháu chữa cháy của homestay;
  • Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.

- Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp): Tuân theo quy định tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo mẫu 03 quy định tại phụ lục của Nghị định này;
  • Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh đảm bảo an toàn về an ninh trật tự quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này. 

- Hồ sơ xin giấy chứng nhận xếp hạng cơ sở lưu trú:

  • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú theo mẫu 07 Phụ lục 2 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL;
  • Bản tự đánh giá chất lượng homestay theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
  • Danh sách nhân viên và quản lý của homestay;
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh trình độ, nghiệp vụ của người quản lý và nhân viên: chứng chỉ, văn bằng, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ, hoặc giấy chứng nhận thời gian làm việc của người quản lý trong lĩnh vực du lịch.

Tùy theo từng loại giấy phép mà hộ kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép ở các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. 

4. Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay ở đâu?

Việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh mà việc nộp hồ sơ cũng được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh homestay được quy định như sau:

- Đối với hồ sơ của hộ kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh homestay;

- Đối với hồ sơ của doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có homestay hoạt động;

Lưu ý:

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền: Toàn bộ thời gian làm việc theo giờ hành chính của cơ quan đó;

+ Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh;

+ Khi tiến hành nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân cần kiểm tra, nộp đủ só lượng hồ sơ và nộp đúng cơ quan quan có thẩm quyền.

5. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay

5.1. Giấy phép kinh doanh homestay có chuyển nhượng được không?

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, giấy phép đăng ký kinh doanh homestay là văn bản pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 90 cũng như các nội dung về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại chương VI Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh được phép chuyển nhượng giấy phép kinh doanh của mình.

Chính vì vậy, giấy phép kinh doanh homestay được phép chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thông qua thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

5.2. Cần đăng ký mã ngành nào khi kinh doanh homestay?

 

Một số thắc mắc liên quan
Việc tra cứu mã ngành kinh doanh phụ thuộc vào loại hình kinh doanh homestay theo quy định

Do homestay là một trong các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, nên khi tiến hành đăng ký kinh doanh homestay, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần đăng ký theo mã ngành 551- 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Cụ thể hơn là mã ngành 55102: Căn hộ kinh doanh lưu trú ngắn ngày.

Theo đó, căn hộ cho khách ngắn ngày, bao gồm cả homestay là căn hộ có trang bị sẵn, đầy đủ các thiết bị, đồ đạc, thiết bị điện, nước, bếp, dụng cụ nấu ăn,... để du khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú tại đây.

Ngoài ra, có thể đăng ký thêm các mã ngành:

- Mã ngành 55109: Kinh doanh dịch vụ lưu trú khác;

- Mã ngành 5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới);
 Mã ngành 5629: Dịch vụ ăn uống khác.

Cá nhân, tổ chức cần thực hiện lựa chọn mã ngành đầy đủ và phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để đảm bảo việc xin cấp giấy phép kinh doanh được tuân thủ quy định pháp luật và có thể mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh homestay.

5.3. Việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện thế nào?

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, việc xin giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

- Hộ kinh doanh, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh;

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra, ghi giấy biên nhận đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp giấy phép kinh doanh homestay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.