Làm sao để nhận biết số điện thoại lừa đảo


Làm sao để nhận biết số điện thoại lừa đảo
Lừa đảo qua điện thoại là một trong các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay khiến không ít người bị mắc bẫy. Có thể kiểm tra số điện thoại lừa đảo thông qua tổng đài viễn thông, website của các cơ quan chức năng hoặc Google. Bài viết dưới đây, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề này.

1. Các hình thức lừa đảo thường gặp qua điện thoại

Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo. Tuy nhiên, Lừa đảo qua điện thoại với mục đích chiếm đoạt tiền bạc và tài sản của nạn nhân nhằm chiếm đoạt số tiền đó là trường hợp phổ biến. Sau đây là các hình thức lừa đảo thường hay gặp phải: 

  • Nháy điện thoại nhiều lần khiến bạn phải gọi lại để trừ tiền vào tài khoản của bạn;
  • Sử dụng tên gần giống với tên một tổ chức uy tín nào đó để bạn hiểu nhầm. Sau đó để nhắn tin lừa đảo nhằm khai thác thông tin từ người dùng lấy cắp thông tin cá nhân;
  • Giả danh công an, cảnh sát gọi điện thông báo nộp phạt nguội để lừa đảo;
  • Giả danh nhân viên của cửa hàng, công ty xổ số,... thông báo người dùng may mắn trúng thưởng và để nhận được phần thưởng phải đóng nhiều loại phí như thuế... khiến bạn tin mà đóng các loại phí đó
  • Các cuộc gọi, tin nhắn mời chào giới thiệu việc làm tại nhà lương cao không cần phải làm trực tiếp mà thông qua hình thức online;
  • Giả làm người đi đường gọi điện thông báo con của người dùng gặp tai nạn cần nộp viện phí gấp để chữa trị kịp thời không sẽ bị gặp nguy hiểm.

Ngoài ra còn nhiều hình thức khác nữa nhưng đều có mục đích chung của các đối tượng là chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Do đó, khi được yêu cầu khai báo thông tin cá nhân hay có liên quan đến tài sản, tiền bạc bạn cần cảnh giác xác minh thông tin trước để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, kiểm tra đối tượng đang gọi cho mình là ai, và xác minh sự thật xem đúng không.

Xem thêm bài viết: >> Khung hình phạt tội lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Cách nhận biết số điện thoại lừa đảo

Cách tra cứu thông tin đối tượng nghi ngờ lừa đảo
Cách tra cứu số điện thoại lừa đảo

2.1. Tra số điện thoại lừa đảo thông qua tổng đài

Bạn có thể gọi vào tổng đài của nhà mạng để được tư vấn và hỗ trợ bởi các nhân viên chuyên nghiệp. Các nhà mạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là Viettel, Vinaphone và Mobifone.

Đối với nhà mạng Viettel

  • Để tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline như sau: 18008098;
  • Hoặc có cách khác đó chính là tra cứu  và thông báo số điện thoại lừa đảo cho công an với cú pháp TTTB gửi 1414 hoặc gửi 195 .Tin nhắn phản hồi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày kích hoạt số thuê bao, CMND, ngày cấp để cho bạn biết được thông tin qua số điện thoại có phải là chính chủ hay không.

Đối với nhà mạng Vinaphone

  • Tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline như sau: 18009091, sau đó nhấn phím 4. Lúc này, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết về thông tin số điện thoại của bạn hoặc của đối tượng bạn đang tra cứu;
  • Hoặc còn một cách khác là kiểm tra số điện thoại lừa đảo thông qua mã USSD bằng cách nhập *110# và ấn gọi để kiểm tra thông tin.

Đối với nhà mạng Mobifone

  • Liên hệ trực tiếp qua hotline của tổng đài Mobifone như sau 18009090, nhấn phím 4 để được cung cấp thông tin, kiểm tra số điện thoại lừa đảo có đúng hay không;
  • Hoặc thực hiện cách khác như nhập cú pháp *555# rồi nhấn nút gọi để biết thông tin.

2.2. Tra cứu phạt nguội trên website của Cục cảnh sát giao thông

Khi nhận được đầu số lạ gọi điện và tự xưng là cảnh sát giao thông yêu cầu nộp tiền phạt nguội, người dân người dân có thể mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ http://www.csgt.vn/ để kiểm tra xem có đúng là mình bị vi phạm phạt nguội hay không.

Tại góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh, người dân điền các thông tin theo yêu cầu sau đó sẽ hiện ra kết quả. 

Việc tra cứu phạt nguội này sẽ giúp người dân nắm được chính xác thông tin mình có vi phạm luật giao thông nào không, đồng thời, ngăn ngừa được tình trạng giả danh công an lừa đảo tiền của người dân. Vì một số đối tượng lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hành vi này. 

2.3. Tra cứu thông tin của đối tượng nghi ngờ lừa đảo trên Google

Trong trường hợp nhận được tin nhắn hay cuộc gọi thông báo trúng thưởng từ một chương trình nào đó, trước khi làm theo yêu cầu của phía bên kia, cần tìm hiểu kỹ thông tin của công ty cũng như thông tin của chương trình trúng thưởng xem có đúng sự thật không, cần xác minh chính xác nội dung của chương trình đó.

Theo đó, có thể lên Google và kiểm tra theo cách thông thường: Tên công ty + lừa đảo, Google sẽ trả lại loại kết quả tìm kiếm liên quan đến công ty này. Trường hợp đây là công ty chuyên lừa đảo và đã được cảnh báo trước đó thì người dân có thể dễ dàng nhận biết được và tránh rơi vào cạm bẫy của chúng. Ngoài ra có thể báo công an để có thể kịp thời xử lý với những đối tượng trên.

Trên đây chỉ là một số cách để kiểm tra dấu hiệu cuộc gọi lừa đảo đơn giản, tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu như không chắc chắn rằng đó là công ty hay một tổ chức uy tín nào thì không nên chuyển tiền trước theo yêu cầu của họ để tránh bị lừa đảo. 

2.4. Kiểm tra thông tin qua Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)

Bước 1: Truy cập vào Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tại đường link https://tinnhiemmang.vn để đăng nhập.

Bước 2: Nhập tên cơ quan, đơn vị muốn xác thực thông tin và chọn Tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.

Bước 3: Sau khi đã chọn cơ quan, đơn vị cần xác thực thông tin thì tiến hành kiểm tra đối soát toàn bộ thông tin được cung cấp so với nội dung của cuộc gọi nghi ngờ để xác định xem đó phải là cuộc gọi lừa đảo hay không. Nếu có thì cần phải báo cáo với công an để kịp thời xử lý.

Ví dụ: Khi kiểm tra thông tin của cơ quan, đơn vị nào đó ở phần mô tả sẽ hiện ra thông tin địa chỉ, số điện thoại di động hoặc hotline. Người tra cứu thông qua các thông tin này để đối chiếu với số điện thoại mà mình nhận được.

3. Phản ánh, báo cáo số điện thoại lừa đảo 

Khi thấy nghi ngờ đây là số điện thoại mạo danh lừa đảo, bạn có thể phản ánh bằng một trong các phương thức dưới đây để báo cáo thông tin về hành vi giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

3.1. Phản ánh tới Trung tâm NCSC

Bước 1: Truy cập vào Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tại đường link https://tinnhiemmang.vn để đăng nhập.

Bước 2: Trên thanh menu nhấn chọn mục Báo cáo lừa đảo.

Bước 3: Có những loại cảnh bảo cụ thể như sau:

  • Cảnh báo lừa đảo mạng;
  • Cảnh báo lỗ hổng bảo mật;
  • Gửi thông tin có sự cố tấn công mạng;
  • Gửi thông tin các vấn đề khác.

Bước 4: Ở trường hợp này, bạn chọn Cảnh báo lừa đảo mạng sau đó điền đầy đủ và chi tiết thông tin ở mục người cảnh báo và thông tin cảnh báo để công an tiếp nhận thông tin mà bạn báo cáo.

Cuối cùng, chọn Gửi để hoàn tất cảnh báo về hành vi trên để kịp thời xử lý. 

3.2. Phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại và tin nhắn 

Cách thứ nhất: Gửi tin nhắn tới đầu số 156 hoặc 5656, theo cú pháp sau: 

  • Tin nhắn rác: S ( Số điện thoại ) (nội dung phản ánh) gửi 156 để nhận được thông tin;
  • Cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, gọi nhiều: V (Số điện thoại ) (nội dung phản ánh) gửi 156 để nhận được thông tin;
  • Cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản: LD (Số điện thoại ) (nội dung phản ánh) gửi 156 để nhận được thông tin.

Cách thứ hai: Quý khách hãy gọi đến số 156 để cung cấp thông tin về tin nhắn, cuộc gọi, số điện thoại khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

4. Một số câu hỏi thường gặp 

4.1. Làm sao để đòi lại tiền khi bị lừa đảo qua điện thoại?

Khi phát hiện mình đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo qua điện thoại thì cần nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như: Đơn trình báo; Bản sao công chứng Giấy tờ tùy thân; và chứng cứ gửi đến cơ quan Công an để được tiến hành giải quyết vụ việc. 

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố giác người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, cơ quan Công an tiếp nhận vụ việc sẽ tiến hành điều tra dựa vào các thông tin mà người tố giác cung cấp. Trong quá trình giải quyết, người tố giác cần phối hợp với cơ quan Công an để cung cấp thêm thông tin phục vụ điều tra được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 

4.2. Ai có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi bị lừa đảo?

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, theo thẩm quyền điều tra của mình để giải quyết ;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình để giải quyết;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ để giải quyết.

4.3. Những ai được tố giác lừa đảo qua điện thoại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết;

  • Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt và xử lý kịp thời;
  • Hình thức tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản để trình bày nội dung.

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Trên đây là các cách nhận biết về lừa đảo qua điện thoại và cách phản ánh, tố giác nếu gặp lừa đảo qua điện thoại. Nếu Quý khách còn thắc mắc hoặc muốn chúng tôi hỗ trợ để tư vấn về vấn đề trên. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.