1. Mẫu đơn ly hôn vì không hợp nhau
Dưới đây, Luật Ánh Ngọc giới thiệu một Đơn yêu cầu ly hôn mà chúng tôi đã giúp khách hàng soạn để quý Khách hàng tham khảo:
Tải về: Mẫu đơn ly hôn vì không hợp nhau (Mẫu đơn ly hôn thuận tình)
2. Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn vì không hợp nhau
Với lý do ly hôn vì không hợp nhau thì được coi ly hôn thuận tình. Đơn ly hôn thuận tình thực chất là đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Để có một đơn yêu cầu ly hôn hoàn chỉnh và đúng yêu cầu, Luật Ánh Ngọc hướng dẫn bạn cách điền đơn như sau:
- Kính gửi: Tòa án nhân nhân dân nơi yêu cầu giải quyết (nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên). Cần ghi rõ tòa án trực thuộc tỉnh, thành phố nào;
- Điền các thông tin của các bên: điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin về giấy tờ tùy thân của hai bên
- Nội dung yêu cầu: Trình bày rõ lý do yêu cầu Tòa án giải quyết:
+ Về quan hệ hôn nhân: nêu rõ lý do, nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn:
+ Về con chung: Thỏa thụận về người trực tiếp nuôi con, vấn đề cấp dưỡng, trách nhiệm của các bên sau khi ly hôn đối với con cái. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Lưu ý cần trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, con bao nhiêu tuổi, yêu cầu được nuôi dưỡng hay cấp dưỡng với từng người con;
+ Về tài sản chung: có thể yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc hai bên tự thỏa thuận về tài sản chung. Trường hợp không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Về vay nợ: Trường hợp hai bên đã thỏa thuận về nợ chung và mong muốn Tòa án công nhận thì nêu rõ. Nếu không có nợ chung thì ghi không có nợ chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Về hồ sơ đính kèm: cần điền đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định pháp luật khi nộp kèm đơn ly hôn;
- Ký và ghi rõ họ và tên của vợ và chồng.
>>> XEM THÊM: Mẫu đơn ly hôn có chữ ký 2 bên
3. Câu hỏi thường gặp
3.1. Ly hôn thuận tình có cần hòa giải không?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 2 Điều 397 Bộ luật dân sự thì Thẩm phán phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn. Theo đó, cần hòa giải để vợ chồng đoàn tụ và giải thích để các bên hiểu quyền và trách nhiệm của mình đối với bên còn lại, đối với con cái, với các thành viên trong gia đình cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng, và các vấn đề liên quan khác.
Như vậy, việc hòa giải tại Tòa án là việc bắt buộc đối với ly hôn thuận tình.
3.2. Nộp đơn xin ly hôn tại nơi cư trú hay nơi đăng ký kết hôn
Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn, việc nộp đơn xin ly hôn được tiến hành tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
3.3. Nộp đơn ly hôn cùng giấy tờ gì?
Khi tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn, cần nộp kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong trường hợp không có Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể nộp bản sao đăng ký kết hôn, bản trích lục đăng ký kết hôn,...
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD của cả vợ và chồng hoặc giấy tờ tùy thân khác;
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con;
- Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu;
- Trong trường hợp có tài sản chung và có yêu cầu chia tài sản, thì nộp kèm bản sao chứng thực các Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung: Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…
3.4. Đơn xin ly hôn có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?
Theo quy định pháp luật, khi có đơn ly hôn cần có chữ ký của chủ thể mong muốn ly hôn. Tuy nhiên, đối với hai trường hợp ly hôn thì quy định này sẽ khác nhau:
- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: do đây là trường hợp cả hai vợ chồng đều đồng thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân nên khi nộp đơn yêu cầu ly hôn, bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng trong đơn ly hôn;
- Đối với trường hợp đơn phương ly hôn: Mong muốn này chỉ xuất phát từ một bên yêu cầu, nên không bắt buộc cả hai vợ chồng cùng ký tên lên đơn ly hôn.
3.5. Nghĩa vụ nộp án phí khi thuận tình ly hôn?
Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trừ trường hợp được miễn hay không phải chịu lệ phí, các bên tự thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người chịu lệ phí khi yêu cầu ly hôn. Nếu trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mỗi bên sẽ chịu một nửa lệ phí này.
Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
3.6. Mẫu đơn xin ly hôn viết tay có được chấp thuận không?
Nếu đơn xin ly hôn viết tay, dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận. Trong mẫu đơn ly hôn cần có chữ ký 2 bên.
3.7. Ly hôn có cần thuê luật sư hay không?
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể biết và am hiểu pháp luật khiến việc viết và nộp đơn ly hôn trở nên khó khăn và tốn công sức, thời gian. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp giữa vợ chồng về vấn đề nuôi con, tài sản chung, việc không nắm được quy định pháp luật dẫn đến quyền lợi các bên bị ảnh hưởng. Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc ly hôn cần có luật sư giải quyết. Tuy nhiên, thuê luật sư tư vấn vấn đề ly hôn là một trong các lựa chọn tối ưu để đảm bảo quyền lợi của mình.
Công ty Luật Ánh Ngọc với kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý, chúng tôi sẽ giúp bạn:
- Tư vấn pháp lý cho quý khách hàng về vấn đề tài sản, nuôi con,... để quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng;
- Tư vấn và soạn thảo hồ sơ, giấy tờ ly hôn.
Tùy vào từng trường hợp, phí thuê luật sư sẽ dao động ở các mức khác nhau. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ tư vấn.