Xem video tổng hợp bài viết:
1. Như thế nào là hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật là hoạt động của cá nhân, tổ chức hành nghề Luật sư nhằm giải đáp các vấn đề pháp lý hoặc soạn thảo các văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của khách hàng. Một trong những nội dung tư vấn phổ biến là tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp.
Như vậy, “tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp” là một hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới đối tượng là doanh nghiệp – tổ chức có tên gọi riêng, trụ sở riêng được thành lập nhằm mục đích kinh doanh.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên, doanh nghiệp không chỉ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà còn nâng cao hiểu biết pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực canh tranh.
2. Nội dung của hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu tổ chức mà nội dung hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên sẽ khác nhau: doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước sẽ khác với doanh nghiệp về lĩnh vực xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nông nghiệp khác với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, …
Tuy nhiên, nhìn chung, nội dung tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung sau:
2.1. Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Hoạt động kinh doanh là mục đích tiên quyết hình thành và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh là quá trình tổng hợp nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố hiểu biết pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi lẽ, nếu một doanh nghiệp không có hiểu biết nhất định về pháp luật thì sẽ có nguy cơ gây ra những thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không tránh khỏi những rủi ro,..
Do đó, hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên như một mảnh ghép còn thiếu, hỗ trợ, tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đối với nội dung này, hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Cập nhật, cung cấp các văn bản pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp là hoạt động giải đáp pháp luật, hướng dẫn doanh nghiệp ứng xử đúng pháp luật, hướng tới điều chỉnh các mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp, doanh nghiệp thành viên,..
- Đây là hoạt động tư vấn liên quan đến các vấn đề liên quan đến cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp, phân chia quyền lực trong doanh nghiệp, chính sách đối với người lao động;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp như cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Giám đốc,…
- Thông qua hoạt động tư vấn, giúp cho bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ, linh hoạt, giảm thiểu chi phí công ty, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn về quản trị nhân sự, tư vấn các vấn đề thuế, tài chính, sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, Luật sư tư vấn thường xuyên có hiểu biết về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên có thể đưa ra những giải pháp, phương án tối ưu, hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp.
2.2. Rà soát, soạn thảo và tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp đồng
Khi thực hiện kinh doanh, các doanh nghiệp giao kết với nhau bằng hợp đồng. Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận hợp tác giữa các bên cũng như là căn cứ để miễn trách nhiệm hoặc phạt vi phạm hợp đồng. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Do đó, luật sư tư vấn pháp lý thường xuyên với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực doanh nghiệp sẽ mang đến cái nhìn thấu đáo, khách quan dưới góc độ luật pháp đối với hợp đồng trước khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng.
Hoạt động tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp đối với hợp đồng gồm những nội dung sau:
- Tư vấn, rà soát các điều khoản có trong hợp đồng nhằm bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng, đồng thời đảm bảo các điều khoản không ẩn chứa các nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp;
- Kiểm tra, rà soát tính pháp lý của các hồ sơ doanh nghiệp trước và trong quá trình ký kết hợp đồng, đảm bảo hồ sơ hợp pháp, không gian dối.
Ngoài ra, Luật sư tư vấn còn có thể dự thảo, soạn thảo hợp đồng cho doanh nghiệp, tham gia đàm phán, tư vấn, giao kết, thẩm định các hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự của doanh nghiệp và các bên liên quan nếu có yêu cầu.
2.3. Rà soát và/hoặc dự thảo các công văn trao đổi giữa các doanh nghiệp với đối tác của họ và cơ quan chức năng.
Trong hoạt động doanh nghiệp, việc ứng xử ngoại giao đối với đối tác, các bên liên quan hoặc cơ quan nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luật sư tư vấn thường xuyên còn tư vấn các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan khác.
Với kinh nghiệm làm việc với khách hàng, cơ quan chức năng, Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp phân tích quan hệ ngoại giao giữa doanh nghiệp và các bên liên quan để đánh giá quan hệ pháp lý, hồ sơ pháp lý.
Đồng thời, Luật sư tư vấn pháp lý thường xuyên còn có thể tư vấn phương thức ứng xử phù hợp với cơ quan nhà nước như Các cơ quan thuộc Chính phủ, các Bộ, Sở chuyên ngành, chính quyền địa phương các cấp,… phù hợp với phát luật.
Xem thêm bài viết: Luật sư trong việc tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1. Có một quy định cụ thể về các nội dung cần có trong hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp không?
Hiện nay, pháp luật quy định 04 hình thức doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh) và đa dạng các ngành nghề, do đó, mỗi doanh nghiệp bị điều chỉnh bởi quy định khác nhau.
Vì vậy, không có một quy định cụ thể những nội dung bắt buộc phải có trong nội dung tư vấn thường xuyên. Tùy thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh, cơ cấu hoạt động và yêu cầu của doanh nghiệp, nội dung, phạm vi tư vấn sẽ khác nhau.
3.2. Nội dung tư vấn pháp lý thường xuyên hướng tới những đối tượng doanh nghiệp nào?
Như đã phân tích ở trên, pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tư vấn pháp lý thường xuyên nên được ưu tiên ở mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chưa thành lập phòng, ban pháp chế, chưa có cán bộ chuyên trách về pháp chế, doanh nghiệp có quy mô vừa và do, doanh nghiệp mới thành lập,....
Xem thêm bài viết: Những doanh nghiệp nào nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên
3.3. Tại sao hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp lại quan trọng như vậy?
Từ nội dung tư vấn thường xuyên có thể thấy, Luật sư tư vấn hầu hết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ các vấn đề nội bộ như quản lý doanh nghiệp, điều lệ đến các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh.
Do đó, hoạt động tư vấn thường xuyên giúp doanh nghiệp bảo về quyền, lợi ích của mình, hạn chế rủi ro, chi phí trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm bài viết: Sự cần thiết hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp. Có thể thấy, hình thức tư vấn pháp lý này đã bao hàm toàn bộ các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình hoạt động. Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp, Luật Ánh Ngọc mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn thường xuyên trọn gói, uy tín, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao.