Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lưu ý những gì?


Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lưu ý những gì?
Luật Ánh Ngọc giới thiệu tới bạn một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chúng tôi đã giúp khách hàng soạn thảo. Mong rằng bạn có thể tham khảo và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Luật Ánh Ngọc gửi đến bạn đọc minh họa mẫu chuyển nhượng quyền sử dụng đất để các bạn tham khảo.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 1
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 1
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 2
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 2
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 3
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 3
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 4
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 4
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 5
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 5
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 6
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 6
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 7
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng trang 7

>>>> Mẫu download: Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Có cần công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Các hợp đồng như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực, trường hợp không cần công chứng hoặc chứng thực là khi kinh doanh bất động sản được quy định trong điểm b khoản 1 điều 167 của Luật Đất đai năm 2013. 

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng chứng thực để có hiệu lực và được pháp luật công nhận về giá trị pháp lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn công chứng hay chứng thực sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực, tức hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Mọi người cũng đọc: Mẫu thỏa thuận chuyển giao hợp đồng thuê nhà

3.1. Nơi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mặc dù pháp luật cho phép các bên được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất.

Nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014:

"Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản."

3.2. Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

"2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở"

Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất được chuyển nhượng.

4. Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải ghi rõ trách nhiệm của các bên sau khi diễn ra hoạt động chuyển nhượng, mua bán. Và cuối cùng là ký kết khi hai bên đã đọc kỹ hợp đồng, chấp nhận toàn bộ các điều khoản của hợp đồng và cam kết thực hiện. 
  • Ngoài thông tin cá nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thì bên làm chứng cũng cần ghi rõ họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân và địa chỉ. Tiếp đó là các thông tin về mảnh đất được chuyển nhượng, giá chuyển nhượng, thời hạn đặt cọc, các thỏa thuận về vấn đề tranh chấp, khiếu nại… Các thỏa thuận càng rõ ràng, chi tiết sẽ càng thuận lợi cho hai bên trong quá trình tiến hành chuyển nhượng.
  • Nếu cần thỏa thuận đặt cọc trước thì hai bên phải ký kết mẫu giấy biên nhận đặt tiền để làm căn cứ xác nhận việc đặt cọc và số tiền đặt cọc. Ngoài thông tin về hai bên tham gia đặt cọc và nhận đặt cọc thì trong mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc phải có thêm thông tin người làm chứng, ghi rõ số tiền đặt cọc, tài sản bán và thời gian thanh toán nốt số tiền còn lại để hoàn thành giao dịch.

Quan tâm: Lưu ý khi ký kết Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và mẫu Hợp đồng

  • Bên cạnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì với các đơn vị làm việc trong lĩnh vực xây dựng có thể tham khảo thêm mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết hạn thời hạn bảo hành công trình được lập ra để ghi chép lại các thông tin về việc nghiệm thu công trình khi hết hạn bảo hành.

Do sự hiểu biết của nhiều người còn hạn chế nên nhiều giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tuân thủ các quy định của pháp luật và là những giao dịch đang đứng trước nguy cơ bị vô hiệu. Để đảm bảo giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn diễn ra thuận lợi với lợi ích tối đa, liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.

Đọc thêm: Tìm hiểu về mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.