1. Thỏa thuận liên danh mẫu
>> Có thể bạn quan tâm: Tải về Thỏa thuận chuyển giao hợp đồng thuê nhà mới nhất
2. Tải mẫu Thỏa thuận liên danh song ngữ
Click để tải về: Mẫu Thỏa thuận liên danh song ngữ
3. Liên danh, nhà thầu liên danh, thỏa thuận liên danh
3.1. Liên danh là gì?
Liên danh là một khái niệm rất phổ biến trong đấu thầu. Hoạt động liên danh được các nhà thầu thực hiện nếu muốn hợp tác cùng tham gia vào dự án. Theo đó, họ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cụ thể cho từng nhà thầu.
Hoạt động này được thực hiện để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, nói cách khác là không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi đó, có sự tham gia của nhà thầu khác đảm bảo điều kiện, đáp ứng yêu cầu tham gia dự án.
Đặc điểm của liên danh:
- Khi thực hiện liên danh, các thành viên không phải thành lập pháp nhân mới, họ chỉ cần cùng nhau thực hiện dự án chung như hợp tác thông thường
- Trong liên danh sẽ có một nhà thầu đứng tên làm thành viên đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm đại diện cho nhà thầu liên danh. Thành viên này cũng thực hiện điều hành và tổ chức công việc chung., giúp các nhà thầu đảm bảo thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích hợp tác chung.
- Liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. Theo đó, các bên nhận được lợi ích của họ theo thỏa thuận.
3.2. Nhà thầu liên danh
Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh. Các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động hợp tác, từ đó tiến hành dự thầu để đảm bảo điều kiện, chất lượng tham gia gói thầu.
Mỗi nhà thầu liên danh thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu để đảm bảo các nhiệm vụ, hướng đến mục đích chung trong hợp tác.
Nhà thầu tham gia đấu thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Khi đó, các nhà thầu hợp tác để đủ điều kiện năng lực đáp ứng chủ đầu tư và có thể thực hiện tốt nhất gói thầu, cũng như tìm kiếm các lợi ích mà nếu tham gia một mình không đảm bảo được chất lượng.
Nguyên nhân nhà thầu thực hiện liên danh:
Có 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong liên danh tham gia thì có thể không có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu.
+ Gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ. Như vậy, có thể đảm bảo năng lực, khả năng và chất lượng công việc, lợi ích tương xứng.
3.3. Thỏa thuận liên danh là gì?
Thỏa thuận liên danh được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để liên danh tham gia thực hiện đấu thầu nhằm thực hiện một dự án nào đó với đối tác thứ ba không phải các bên trong liên danh.
Theo đó, các bên liên danh đứng chung ở bên dự thầu, thực hiện công việc vì mục tiêu chung. Thỏa thuận liên danh có giá trị ràng buộc các chủ thể cùng đứng ở bên dự thầu và chịu trách nhiệm như nhau về phần công việc phân công.
Đặc điểm của thỏa thuận liên danh:
- Bản chất của thỏa thuận liên danh là xác định sự hợp tác, thực hiện công việc chung của các bên nhằm đạt được lợi ích tốt nhất mà không hình thành nên tổ chức mới. Nhà thầu liên danh không cố tư cách pháp nhân mà tư cách pháp nhân ở độc lập từng doanh nghiệp tham gia liên danh.
- Người đại diện liên danh có thể là một hoặc nhiều thành viên trong liên danh
- Các bên tham gia liên danh có vai trò hay lợi ích trong phạm vi đóng góp, thực hiện nghĩa vụ, thay vì phải trở thành nhà thầu phụ không đảm bảo lợi ích được phân chia bình đẳng
- Trong thỏa thuận liên danh sẽ nêu rõ các điều khoản, tỷ lệ góp vốn cũng như phương thức hạch toán, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi tham gia liên danh. Các nhà thầu tiến hành thỏa thuận để xác định lợi ích, nghĩa vụ ràng buộc các bên.
4. Hình thức của thỏa thuận liên danh
Thỏa thuận liên danh phải được lập thành văn bản, bởi lẽ nó được thực hiện bởi nhiều bên và trong thời gian dài. Thỏa thuận liên danh không phải công chứng, chứng thực, do các bên tham gia đều là pháp nhân.
5. Ngôn ngữ của thỏa thuận liên danh
Thỏa thuận liên danh phải được lập bằng tiếng Việt, hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nếu sử dụng dông thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì thỏa thuận cần quy định thứ tiếng nào ưu tiên hơn khi có sự khác biệt trong diễn đạt giữa hai thứ tiếng.
Để được tư vấn cụ thể về hợp đồng bạn ký kết, liên hệ với Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay!