Có được kinh doanh dịch vụ nổ mìn không?


Có được kinh doanh dịch vụ nổ mìn không?

Hiện nay, dịch vụ nổ mìn liên quan rất nhiều đến an ninh, môi trường và công động nên có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc có được kinh doanh dịch vụ nổ mìn hay không? Hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu và giải đáp thắc mắc cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dịch vụ nổ mìn

Dịch vụ nổ mìn
Dịch vụ nổ mìn

1.1. Thế nào là dịch vụ nổ mìn?

Bom mìn là một loại vũ khí được thiết kế để gây tổn thương hoặc tiêu diệt mục tiêu bằng cách sử dụng các hiệu ứng nổ. Nó bao gồm một quả bom chứa các vật liệu nổ và các cơ chế kích hoạt như đèn chớp, cảm biến hoặc cơ chế chờ. Khi bom mìn được kích hoạt bởi một nguồn lực ngoại vi như áp lực, chuyển động hoặc tiếp xúc, nó sẽ phát nổ và tạo ra hiệu ứng nổ mạnh.

Nổ mìn là quá trình kích hoạt và phát nổ một thiết bị nổ, thường là một quả bom mìn hoặc một thiết bị chứa chất nổ, để tạo ra một hiệu ứng nổ. Nổ mìn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực quân sự, khai thác mỏ, xây dựng, phá hủy vật liệu nổ, ... Quá trình nổ mìn đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật chuyên sâu để đảm bảo an toàn cho người thực hiện và môi trường xung quanh. Việc nổ mìn phải tuân thủ các quy định và quy trình an toàn nghiêm ngặt để tránh tai nạn và thiệt hại không mong muốn.

Dịch vụ nổ mìn được thể hiện dưới hình thức thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, bao gồm: dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa; dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu của hoạt động dịch vụ nổ mìn

- Số lượng, phạm vi, quy mô của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương;

- Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

1.2. Điều kiện của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn

Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ nổ mìn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng động. Điều kiện bao gồm: 

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước.

- Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đủ để cung ứng dịch vụ cho tối thiểu 05 tổ chức thuê dịch vụ;

Tổ chức doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Giấy phép kinh doanh dịch vụ nổ mìn, quy định về giấy phép an ninh trật tự và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.

2. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ

Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;

- Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;

- Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

- Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

3. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn
Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ nổ mìn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;

(2) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;

(3) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

(4) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hình thức dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(5) Đề án dịch vụ nổ mìn nêu rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, tính phù hợp quy hoạch, nhu cầu về dịch vụ nổ mìn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; các điều kiện cần thiết và giải pháp bảo đảm về an ninh, an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn; bản sao Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và phương án nổ mìn điển hình đã thực hiện trong 02 năm trở về trước tính từ thời điểm đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn; giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 42 của Luật này;

(6) Đối với tổ chức, doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ không bao gồm giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d khoản này và điểm h khoản 1 Điều 42 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017;

(7) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ, trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Giấy phép dịch vụ nổ mìn có thời hạn 02 năm.

4. Đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ nổ mìn

Chỉ huy nổ mìn là người được Giám đốc tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:

- Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;

- Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.

Thợ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành khác. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.

5. Nội dung huấn luyện 

Nội dung huấn luyện 
Nội dung huấn luyện 

Chỉ huy nổ mìn và thợ mìn là người trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh dịch vụ nổ mìn. Đây là công việc có mức độ nguy hiểm và tính rủi ro cao, pháp luật quy định chỉ quy nổ mìn và thợ mìn phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn, hiệu suất, tuân thủ quy định, chất lượng công việc và trách nhiệm pháp lý.

5.1. Nội dung huấn luyện đối với chỉ huy nổ mìn

Chỉ huy nổ mìn tham gia huấn luyến với các nội dung như sau: 

- Hiểu rõ quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

- Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn;

- Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;

- Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn;

- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;

- Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. 

5.2. Nội dung huấn luyện đối với thợ mìn

Nổ mìn là một công việc nguy hiểm và có thể gây chết người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được thực hiện đúng cách. Quy định nội dung huấn luyện giúp đảm bảo rằng thợ mìn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc an toàn. Nội dung huấn luyện bao gồm: 

- Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh vả sử dụng tại Việt Nam;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

- Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn;

- Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ mìn;

- Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. 

Trên đây là bài viết về kinh doanh dịch vụ nổ mìn theo quy định pháp luật mới nhất năm 2023 của chúng tôi. Nếu Qúy khách có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc qua điện thoại: 0878.548.558 hoặc email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ nhanh nhất. Rất mong nhận được sự phản hồi của Qúy khách hàng. Cảm ơn Qúy khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.