1. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Giới thiệu đôi nét về kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là đầu tàu kinh tế của cả nước. TP.HCM đóng góp khoảng 24% vào GRDP cả nước, cho thấy vai trò quan trọng của thành phố trong nền kinh tế quốc gia. Sau khi sáp nhập các tỉnh thành lân cận là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô kinh tế của Tp.HCM được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng khổng lồ trong thời gian sắp tới. Dự đoán tình hình kinh tế Tp.HCM trong thời gian sắp tới như sau:
-
Quy mô kinh tế lớn: Sau khi sáp nhập, TP.HCM có quy mô kinh tế vượt trội, thể hiện qua GRDP cao và đóng góp lớn vào GRDP cả nước.
-
Vai trò đầu tàu: Tp.HCM tiếp tục giữ vững vị thế là đầu tàu kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả vùng và cả nước.
-
Tăng trưởng ổn định: Kinh tế thành phố tăng trưởng khá và ổn định qua các năm, với GRDP bình quân đạt 8.3%/năm.
-
GRDP bình quân đầu người cao: GRDP bình quân đầu người tại TP.HCM cũng ở mức cao, vượt xa mức bình quân của cả nước.
-
Thách thức và cơ hội: Việc sáp nhập cũng đặt ra những thách thức như quản lý, điều phối các nguồn lực, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để TP.HCM phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình.
Tóm lại, Tp.HCM vẫn là một trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Việt Nam. Việc sáp nhập các tỉnh thành lân cận đã làm tăng quy mô và sức ảnh hưởng của Tp.HCM, đồng thời mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.

1.2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh của Luật Ánh Ngọc
Công ty Luật Ánh Ngọc tự hào là một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu, được khách hàng tin tưởng bởi sự uy tín, chuyên nghiệp và trách nhiệm trong từng dịch vụ cung cấp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về pháp luật doanh nghiệp và môi trường đầu tư tại Tp. HCM, Luật Ánh Ngọc chuyên hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh của mình một cách nhanh chóng, hợp pháp và hiệu quả.
Đặc biệt, tại Tp. HCM, Luật Ánh Ngọc được nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ phong cách làm việc tận tâm, rõ ràng và hiệu quả. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai đang tìm kiếm một dịch vụ pháp lý chuyên sâu, toàn diện và có tính hỗ trợ cao trong từng tình huống cụ thể.

2. Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Ánh Ngọc
Việc thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM của Luật Ánh Ngọc có những bước sau đây:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh và khả năng của mình. Việc này có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý doanh nghiệp, quy mô kinh doanh, hình thức huy động vốn cũng như những trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin tham khảo giúp bạn hình dung về các loại hình doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn hãy truy cập vào bài viết Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.

Nhiều nhà khởi nghiệp vội vã thành lập công ty rồi mới phát hiện mô hình mình chọn – từ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đến công ty cổ phần – không “ăn khớp” với mục tiêu huy động vốn, quy mô quản trị hay mức độ chịu trách nhiệm pháp lý. Kết quả là họ lúng túng khi mở rộng, gặp khó khăn trong gọi vốn và phải gánh rủi ro pháp lý ngoài dự tính.
Vì vậy, khi bạn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Ánh Ngọc, bạn sẽ được tư vấn kỹ càng về loại hình doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh, quan trọng nhất là trách nhiệm pháp lý của loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp
Bao gồm:
-
Tên doanh nghiệp dự kiến
Tên doanh nghiệp là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại có những điều kiện phức tạp cần phải được đáp ứng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tên doanh nghiệp phải có tính độc nhất, không trùng khớp hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó, tên doanh nghiệp cũng không được quá giống với các thương hiệu hay công ty nổi tiếng khác. Nếu vi phạm, tên doanh nghiệp sẽ không hợp lệ, khó đăng ký vào hệ thống quốc gia hoặc chủ doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.
-
Địa chỉ trụ sở chính
Theo quy định, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Theo đó, địa chỉ trụ sở chính phải là địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin rõ ràng về số nhà, đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố và không nằm trong khu vực bị cấm sử dụng làm trụ sở kinh doanh.
Một điều cần lưu ý là địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp không được là địa chỉ ảo. Nếu cơ quan quản lý phát hiện địa chỉ không hợp lệ hoặc không có thật, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính, yêu cầu thay đổi thông tin đăng ký, hoặc thậm chí bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Ngành, nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh cũng là một thông tin quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM. Bởi doanh nghiệp cần liệt kê các ngành nghề hoạt động ngay trong hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập, nếu xảy ra sai sót trong lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh có thể dẫn đến nhiều hệ quả như hồ sơ bị từ chối, hoạt động không hợp pháp, hoặc phải tốn chi phí và thời gian để sửa đổi.
Ngành nghề đầu tư kinh doanh bao gồm ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không có điều kiện. Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh không có điều kiện, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt. Nhưng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện luật định. Do đó, chủ doanh nghiệp không chỉ cần phải xác định lĩnh vực, ngành nghề mình muốn tham gia hoạt động kinh doanh mà còn phải xác định được lĩnh vực ngành nghề mà mình đã lựa chọn có cần phải đáp ứng điều kiện luật định không, những điều kiện đó là gì, cách thức thực hiện như thế nào.
Tp.HCM là một thị trường rất linh động và đa dạng nhiều ngành nghề, hầu hết các ngành nghề đầu tư kinh doanh đều được tạo điều kiện phát triển. Nhưng điều bắt buộc là chủ doanh nghiệp phải nắm được điều kiện ngành nghề kinh doanh của mình, tránh phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi về sau.
-
Thông tin của người đại diện theo pháp luật và các thành viên/cổ đông
Theo quy định pháp luật, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì nếu người này xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trước khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần phải xác định xem ai sẽ là người đại diện theo pháp luật phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà mình đã chọn. Thông thường người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc, tổng giám đốc,...
Xem thêm: Trả lời tư vấn công ty có nên thuê người đại diện theo pháp luật?
Những thông tin nêu trên là những thông tin cơ bản mà bạn sẽ được tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Luật Ánh Ngọc. Với những chuyên gia trong lĩnh vực Luật Doanh nghiệp, Luật Ánh Ngọc sẽ cho bạn chi tiết tất cả vấn đề pháp lý mà bạn phải lưu tâm và giải đáp mọi vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã trang bị đầy đủ các thông tin cần thiết, chủ doanh nghiệp cần phải tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ để thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM.
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại Tp.HCM: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tư hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp);
-
Điều lệ doanh nghiệp: Điều lệ công ty là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp Danh) hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau (đối với công ty cổ phần), được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật;
-
Danh sách số lượng thành viên (áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
-
Danh sách cổ đông sáng lập (áp dụng đối với công ty cổ phần);
-
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
-
Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, người được ủy quyền (có thời hạn không quá 3 tháng).
-
Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền nộp hồ sơ).
Việc chuẩn bị hồ sơ đúng thường mất vài ngày, nếu hồ sơ không chuẩn sẽ phải nộp lại và bổ sung từ đầu. Nên nếu chưa có kĩ năng tốt thì thời gian thành lập doanh nghiệp sẽ kéo dài hơn rất nhiều. khi bạn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM của Luật Ánh Ngọc, bạn không phải lãng phsi thời gian của mình cho việc chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hoàn thiện.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị được một bộ hồ sơ đầy đủ như trên thì có ba cách để bạn nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh TP.HCM hoặc qua dịch vụ bưu chính
Thông tin Phòng Đăng ký kinh doanh TP.HCM:
- Địa chỉ: Số 90G, đường Trần Quốc Toản, phường Võ Thị Sáu, Quận 3;
- Số điện thoại: 028.38.293.179
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử
- Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thời gian hoàn tất đăng ký thành lập doanh nghiệp, kể từ khi nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ mất khoảng từ 3 ngày làm việc (không tính ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật).
Khi bạn chọn dịch vụ tư vấn tại Luật Ánh Ngọc, thời gian có đăng ký kinh doanh là từ 02 ngày làm việc. Thời gian hoàn thành hồ sơ khai thuế ban đầu 3 - 5 ngày làm việc tiếp theo.
Bước 6: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Con dấu công ty là một trong những yếu tố pháp lý quan trọng giúp xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch và văn bản của công ty. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty sẽ tiến hành đăng ký làm con dấu tại các công ty dịch vụ khắc dấu.
Con dấu này được sử dụng để đóng trên các giấy tờ pháp lý của công ty, bao gồm hợp đồng, hóa đơn, văn bản giao dịch, biên bản họp, và các tài liệu khác để xác nhận tính hợp pháp và hiệu lực của các văn bản đó. Tùy vào loại hình công ty và nhu cầu sử dụng, con dấu có thể có nhiều loại khác nhau: Dấu tròn, dấu vuông, dấu chức danh,...
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu và thực hiện công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Chỉ sau khi công bố hợp lệ, con dấu mới có giá trị pháp lý trong các giao dịch, văn bản và thủ tục hành chính. Đây là một trong những thủ tục quan trọng trong quy trình thành lập doanh nghiệp và cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định pháp luật.
Bước 7: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo với Sở KH&ĐT
Mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản ngân hàng (đứng tên theo doanh nghiệp) để sử dụng trong các trường hợp như: nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng, giao dịch khác... Khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật
- Quyết định bổ nhiệm kế toán và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán (trường hợp công ty đã có kế toán)
Vì thủ tục mở tài khoản tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau nên doanh nghiệp cần liên hệ trước với ngân hàng mà doanh nghiệp dự định mở tài khoản để chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là thủ tục bắt buộc nhằm cập nhật thông tin doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia và đảm bảo việc giao dịch tài chính minh bạch, hợp pháp.
Bước 8: Đăng ký thuế ban đầu
Bao gồm:
-
Mua chữ ký số điện tử
Chữ ký số (Token) là dạng chữ ký điện tử được mã hóa, dùng để xác nhận tính hợp pháp và bảo mật của một giao dịch điện tử. Chữ ký số thường được lưu trữ trong một thiết bị bảo mật (Token), giúp ký các tài liệu, chứng từ điện tử mà không cần đến chữ ký tay. Việc đăng ký và sử dụng chữ ký số là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước, ký hợp đồng điện tử, khai thuế điện tử, và nhiều dịch vụ khác.
-
Đăng ký nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập hệ thống thuế điện tử (Etax) với tài khoản cấp bởi cơ quan thuế để tiến hành đăng ký các tờ khai cần thiết.
-
Kê khai, nộp lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh thuế Công thương nghiệp 1983.
Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Mức đóng lệ phí môn bài hiện tại là:

-
Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT (nếu cần)
Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một bước quan trọng trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và chuẩn bị đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần xác định rõ phương pháp tính thuế GTGT phù hợp với mô hình và quy mô kinh doanh, từ đó thực hiện đăng ký với cơ quan thuế. Hiện nay, có hai phương pháp tính thuế GTGT:
-
Phương pháp khấu trừ: Áp dụng cho doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ, hóa đơn đầu vào hợp lệ và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.
-
Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT được tính trực tiếp trên doanh thu theo tỷ lệ quy định.
Nếu không đăng ký, doanh nghiệp mới thành lập sẽ mặc định bị áp dụng phương pháp trực tiếp, điều này có thể không có lợi nếu doanh nghiệp có nhiều chi phí đầu vào được khấu trừ. Vì vậy, nếu muốn sử dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan thuế trong thời hạn quy định (thường là trước khi phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT đầu tiên).
Việc lựa chọn đúng phương pháp tính thuế ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc kê khai, nộp thuế và quản lý tài chính.
Bước 9: In và phát hành hóa đơn (nếu sử dụng)
Đây là thủ tục cần thiết đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay, theo quy định pháp luật, tất cả doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ của Luật Ánh Ngọc so với dịch vụ ở những nơi khác là gì
Khi lựa chọn Luật Ánh Ngọc làm đơn vị đồng hành trong quá trình thành lập doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu điểm vượt trội.
Công ty có đội ngũ luật sư chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực doanh nghiệp, đảm bảo tư vấn chính xác và kịp thời theo quy định pháp luật. Với tinh thần tận tâm và trung thực, Luật Ánh Ngọc cam kết cung cấp dịch vụ minh bạch, không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng.
Luật Ánh Ngọc cam kết hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đúng quy định pháp luật và đúng thời hạn cam kết. Công ty bảo đảm mọi thông tin cá nhân, tài chính và kế hoạch kinh doanh của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối.
Ngoài ra, công ty còn áp dụng công nghệ hiện đại trong việc xử lý hồ sơ, quản lý hóa đơn, chữ ký số… giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính chuyên nghiệp. Đặc biệt, Luật Ánh Ngọc không chỉ hỗ trợ thủ tục thành lập mà còn đồng hành lâu dài với khách hàng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
3.2. Chi phí thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu
Chi phí thành lập doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề và phạm vi dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.
Hãy liên hệ 0878.548.558 để nhận được mức chi phí hợp lý và tiết kiệm nhất khi thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM.
3.3. Những ai không được thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, có một số đối tượng không được phép thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù; và người bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
Ngoài ra, những người đại diện cho pháp nhân bị cấm hoạt động kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền cũng không được phép thành lập doanh nghiệp.
3.4. Thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cần bao nhiêu vốn
Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn tối thiểu bắt buộc để thành lập doanh nghiệp, trừ khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện (ví dụ: bất động sản, bảo vệ, tài chính...). Đối với các ngành thông thường, doanh nghiệp có thể tự quyết định mức vốn điều lệ dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính. Mức vốn phổ biến hiện nay thường từ 10 triệu đến vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký, do đó nên lựa chọn mức vốn phù hợp để thuận lợi trong giao dịch với đối tác và tránh rủi ro pháp lý.
Tóm lại, việc thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM là một bước đi quan trọng để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh trong một môi trường đầy tiềm năng về du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị. Nếu còn nhiều vướng mắc hoặc chưa tự tin về thủ tục, việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tp.HCM từ Luật Ánh Ngọc sẽ là giải pháp hiệu quả. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp bạn khởi đầu hành trình kinh doanh một cách thuận lợi và hợp pháp.