Thành lập công ty thuỷ sản


Thành lập công ty thuỷ sản

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cả trong và ngoài nước, việc thành lập công ty thủy sản không chỉ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn góp phần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, để khởi sự thành công, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, thị trường và chiến lược vận hành phù hợp. Hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu thêm về những quy định khi thành lập công ty thuỷ sản dưới bài viết sau!

>>> GỢI Ý: Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp

1. Thế nào là công ty thuỷ sản?

Thế nào là công ty thuỷ sản?

Hiện nay pháp luật không quy định khái niệm công ty thuỷ sản. Tuy nhiên, theo Điều 3 Luật Thuỷ sản năm 2017 có quy định: hoạt động thuỷ là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

Như vậy, ta có thể hiểu công ty thuỷ sản là công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản bao gồm các hoạt động trong đó có nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, buôn bán thuỷ sản tươi sống, buôn bán các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản…

Hiện nay, kinh doanh thuỷ sản có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:

  • Mở cửa hàng hải sản
  • Buôn bán hải sản trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội

    Gọi ngay

    Tư vấn luật sư 0878 548 558

2. Điều kiện chung cần đáp ứng để thành lập công ty thuỷ sản

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty thủy sản cần đáp ứng các điều kiện sau: 

2.1. Về chủ thể thành lập công ty thuỷ sản

Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với cá nhân), có tư cách pháp nhân (đối với tổ chức). 
  • Không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức,...

2.2. Về tên công ty thuỷ sản

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên của công ty phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • Tên công ty bao gồm 03 loại: tên công ty bằng tiếng Việt, tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt. Trong đó, tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt là không bắt buộc.
  • Tên của công ty bao gồm 2 bộ phận: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. 
  • Việc đặt tên không vi phạm điều cấm của luật như không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã thành lập hay tên của cơ quan nhà nước.

2.3. Về ngành nghề kinh doanh

Để thành lập công ty thuỷ sản, đầu tiên, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh ngành nghề này. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg nếu muốn đăng ký thành lập công ty thuỷ sản, doanh nghiệp có thể lựa chọn các mã ngành sau:

Mã ngành

Tên ngành nghề

0311

Khai thác thuỷ sản biển

0312

Khai thác thuỷ sản nội địa

0321

Nuôi trồng thuỷ sản biển

0322

Nuôi trồng thuỷ sản nội địa

1020

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

2.4. Về trụ sở chính

Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 đặt ra điều kiện đối với trụ sở của doanh nghiệp như sau: 

  • Đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). 
  • Có quyền sử dụng hợp pháp với địa điểm đặt trụ sở chính. 
  • Không được đăng ký địa chỉ trụ sở công ty tại chung cư, nhà tập thể hoặc những nơi chỉ có chức năng để ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

2.5. Về vốn điều lệ

Pháp luật không đặt ra mức vốn tối thiểu để thành lập công ty thuỷ sản. Do vậy, việc để vốn điều lệ của công ty cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân thành lập công ty. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ phải đảm bảo cho các hoạt động của công ty được diễn ra thuận lợi, tương ứng với giá trị tài sản của công ty

2.6. Về loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật không có quy định giới hạn về loại hình doanh nghiệp đối với công ty kinh doanh thủy sản. Như vậy, công ty kinh doanh thủy sản có thể được thành lập dưới một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp như công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.

>>> XEM THÊM: Thành lập công ty ship hàng

3. Điều kiện cụ thể để thành lập công ty thuỷ sản

Ngoài những điều kiện chung liên quan đến thành lập công ty thuỷ sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì tùy từng trường hợp cụ thể, các công ty thuỷ sản cần thực hiện các hoạt động 

* Đối với các công ty đăng ký ngành nghề khai thác thuỷ sản cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
  • Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
  • Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
  • Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
  • Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Đối với công ty đăng ký hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản: tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật;
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
  • Những phương án, hoạt động đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động, quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
  • Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

* Đối với công ty đăng ký mã ngành buôn bán thuỷ sản, các chế phẩm từ thuỷ sản cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm;
  • Đảm bảo an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty thuỷ sản

Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để chuẩn bị thành lập công ty thuỷ sản, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần)
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và văn bản ủy quyền với trường hợp người đại diện theo ủy quyền. 
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty. 
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Gọi ngay

    Tư vấn luật sư 0878 548 558

5. Các bước cần thực hiện để thành lập công ty thuỷ sản

Các bước cần thực hiện để thành lập công ty thuỷ sản

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP để thành lập công ty thuỷ sản cần thực hiện theo quy trình sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên, quyết định thời gian hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh hay chậm. Đối với bộ hồ sơ cần chuẩn bị đã được Luật Ánh Ngọc đề cập tại mục 4

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ, chủ thể nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau: 

  • Trực tiếp tại cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài chính (VD: tại Hà Nội thì nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký Kinh doanh và Tài chính Doanh nghiệp) 
  • Trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 
  • Qua dịch vụ bưu chính. 

Bước 3: Nhận kết quả 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho chủ thể nộp hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước ra thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. 

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra văn bản thông báo cho chủ thể nộp hồ sơ.

6. Một số lưu ý khi thành lập công ty thuỷ sản

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp còn cần chú ý đến một số thủ tục sau: 

  • Công bố thông tin: Công ty có trách nhiệm tiến hành công bố thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Khắc dấu công ty: Công ty cần tiến hành khắc dấu theo mẫu dấu và thông tin về con dấu cần được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 
  • Treo biển bảng: Công ty có nghĩa vụ làm biển hiệu công ty và treo tại địa chỉ trụ sở chính đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Đăng ký thuế: Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở chính. 
  • Sử dụng hóa đơn điện tử: Theo Luật quản lý thuế 2019 thì việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc với doanh nghiệp nên công ty sau khi thành lập cần nhanh chóng thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử và mua hóa đơn điện tử. 
  • Mở tài khoản ngân hàng cho công ty: Chủ doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch trong kinh doanh, buôn bán thuỷ sản.

    Gọi ngay

    Tư vấn luật sư 0878 548 558

7. Dịch vụ thành lập công ty thuỷ sản tại Luật Ánh Ngọc

Luật Ánh Ngọc cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thành lập công ty thuỷ sản trọn gói với những ưu điểm sau: 

  • Kinh nghiệm chuyên sâu: Luật Ánh Ngọc có hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp lý phức tạp liên quan đến việc thành lập công ty thuỷ sản tại Việt Nam. Điều này giúp khách hàng tránh được các rủi ro pháp lý và đảm bảo quá trình thành lập diễn ra suôn sẻ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc tự mình thực hiện các thủ tục pháp lý có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức. Luật Ánh Ngọc có thể giúp bạn hoàn tất các giấy tờ, nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan nhà nước. 
  • Tư vấn toàn diện: Ngoài việc hỗ trợ thành lập công ty, Luật Ánh Ngọc có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, buôn bán thuỷ sản, giúp khách hàng tuân thủ pháp luật và phát triển bền vững.

Với những lý do trên, Luật Ánh Ngọc là một đối tác đáng tin cậy khi quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty thuỷ sản.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.