1. Các loại chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.1 Án phí
Cách tính án phí. Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 22 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH như sau:
- Bị cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
- Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
- Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự kháng cáo về phần dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 28 của Nghị quyết này, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị quyết này.
Theo quy định trên, các cá nhân sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện vụ án hình sự sơ thẩm hay phúc thẩm. Tuy không phải nộp tiền tạm ứng án phí nhưng cá nhân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền án phí với mức 200.000 đồng cho một vụ việc.
Lưu ý: Người nghèo, người cao tuổi, nạn nhân bạo lực gia đình có thể được miễn án phí (Điều 144 BLTTDS). Gọi ngay
1.2 Phí luật sư (nếu có)
Phí thuê luật sư tùy thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, thường gồm các loại sau:
- Phí tư vấn ban đầu: Dao động từ 1–5 triệu đồng/buổi (tùy mức độ phức tạp).
- Phí đại diện ngoài Tòa: Từ 10–50 triệu đồng/vụ (nếu chỉ tham gia bảo vệ quyền lợi trong giai đoạn tố tụng).
- Phí theo vụ trọn gói: Trong khoảng 30–200 triệu đồng (nếu luật sư tham gia từ khởi tố đến khi kết thúc án).
Lưu ý: Phí luật sư không được tính vào chi phí tố tụng để bên thua kiện bồi hoàn, trừ khi có thỏa thuận riêng.
1.3 Chi phí giám định (nếu cần)
-
Giám định chữ ký, tài liệu, giá trị tài sản... do cơ quan tố tụng yêu cầu hoặc đương sự tự đề nghị.
-
Mức phí tham khảo:
-
Giám định chữ ký, tài liệu: 3–10 triệu đồng.
-
Giám định giá tài sản: 0,1–0,5% giá trị tài sản (theo Thông tư 117/2015/TT-BTC).
-
-
Người yêu cầu giám định phải tạm ứng, sau đó Tòa án có thể buộc bên thua kiện hoàn trả.
1.4 Các chi phí khác
-
Công chứng, chứng thực: Lệ phí công chứng đơn khởi kiện, bằng chứng (50.000–200.000 đồng/tài liệu).
-
Chi phí đi lại, in ấn, gửi đơn: Khoảng 1–3 triệu đồng tùy quy mô.
-
Phí cung cấp thông tin: Nếu cần trích xuất dữ liệu từ ngân hàng, cơ quan nhà nước (500.000–2 triệu đồng).
-
Phí thi hành án: 5–10% giá trị tài sản thu hồi (nếu phải thi hành án dân sự).
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khởi kiện trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:
- Giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt
- Tính phức tạp của vụ án
- Chi phí thu thập tài liệu, chứng cứ
- CHi phí khi khởi kiện tại Toà án
- Các chi phí phát sinh khác
>>> GỢI Ý: Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 5 triệu
3. Lời khuyên để tiết kiệm chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trường hợp bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị lớn mà bạn không có thời gian, không am hiểu quy định pháp luật thì bạn có thể liên hệ đến các tổ chức hành nghề luật sư để được hỗ trợ. Luật Ánh Ngọc xin thông tin đến các bạn những lợi ích to lớn của việc thuê Luật sư bào chữa trong các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao
- Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bào chữa cho các bị can, bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Chi phí thuê Luật sư hợp lý
- Tiết kiệm thời gian
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.