Tội lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ


Tội lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển như hiện nay, việc sở hữu sổ đỏ trở nên khá phổ biến ở mỗi cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, cùng với đó, các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ cũng ngày càng gia tăng, gây nhiều hệ quả nghiêm trọng tới người dân. Vậy, các dấu hiệu nhận biết tội lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ là gì? Khung hình phạt cho tội này như thế nào? Hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

>>>XEM THÊM: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 5 điều quan trọng cần biết

1. 05 dấu hiệu nhận biết tội lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ

Qua nghiên cứu các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian qua cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hết sức tinh vi, đa dạng, một số thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất như:

  • Các đối tượng làm giả hoàn toàn các giấy tờ sở hữu đất hoặc giấy tờ triển khai dự án 
  • Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đối tượng sử dụng chữ ký thật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức để làm giả các giấy tờ về đất đai nhằm chiếm đoạt tài sản
  • Dự án chưa được hoàn thiện hồ sơ pháp lý hoặc cơ sở hạ tầng chưa được cấp có thẩm quyền cấp nhưng đã đưa ra các thông tin thật nhằm phát hành, ký hợp đồng dưới hình thức hợp tác, góp vốn, phiếu đăng ký mua sản phẩm,… 
  • Các đối tượng làm giả sổ đỏ; sử dụng các chữ ký, con dấu giả của công chứng viên, các văn phòng công chứng để giao dịch

2. Lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ bị xử phạt như thế nào?

2.1. Hình phạt chính

Về khung hình phạt đối với tội chiếm đoạt tài sản đất đai được quy định tại Điều 228 BLHS 2015, cụ thể như sau:

Mức phạt được quy định tại khoản 1 Điều 228 BLHS: Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức phạt được quy định tại khoản 2 Điều 228 BLHS: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm

2.2. Hình phạt bổ sung

Mức phạt được quy định tại khoản 3 Điều 228 BLHS: Bên cạnh những hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài các yếu tố xác định khung hình phạt như được nêu trên, Tòa án cũng sẽ xem xét tình tiết gia tăng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 và Điều 52 của BLHS năm 2015, cũng như xem xét nhân thân của người phạm tội trong quá trình ra quyết định về mức hình phạt.

3. 03 vụ án lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ gây phẫn nộ

Ví dụ 1:  Lừa chạy thủ tục làm “sổ đỏ” để chiếm đoạt tài sản

Điển hình như mới đây nhất, ngày 13/10, Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khởi tố Lê Thanh Hưng (SN 1991, trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, mặc dù không có năng lực, nhiệm vụ, song Lê Thanh Hưng đã tự nhận mình có khả năng giải quyết thủ tục hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận QSDĐ, sau đó nhận làm hồ sơ xin tách thửa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Điều đáng nói là, sau khi nhận tiền, Hưng đặt làm giả Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên mạng xã hội sau đó đưa cho 6 nạn nhân chiếm đoạt số tiền 2,7 tỉ đồng.

Ví dụ 2: Dùng “sổ đỏ giả” để lừa bán hoặc cầm cố vay tiền

Điển hình như  hồi đầu tháng 7/2023, Công an huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã bắt giữ Bùi Văn Tuấn (SN 1991, trú ở huyện Tân Lạc) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ điều tra, Bùi Văn Tuấn giới thiệu và dẫn chị B.T.P. có nhu cầu mua đất ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vào khu vực rừng phòng hộ (khu Mường Phoi, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc) và bảo là mình đang thu mua đất ở khu vực này được khoảng 5ha.

Sau khi được chị P. đồng ý mua đất, Tuấn lên mạng đặt mua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mang tên mình để lừa nạn nhân. Chị P. đã chuyển cho Tuấn hơn 1,4 tỷ đồng. Sau đó, chị P. biết bị lừa và trình báo với cơ quan công an.

Tại cơ quan công an, Bùi Văn Tuấn khai nhận toàn bộ hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa bán cho chị P. với giá 1,7 tỷ đồng và đã nhận được của chị này số tiền 1,4 tỷ đồng.

Ví dụ 3: Dùng “sổ đỏ” giả để đánh tráo sổ thật

Điển hình như, ngày 5/5, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 11 bị cáo trong vụ án làm giả giấy tờ nhà đất để lừa bán, chiếm đoạt tài sản của các bị hại và một số ngân hàng.

Các bị cáo trong vụ án đã dùng thủ đoạn sử dụng thông tin cá nhân của nhiều người trên mạng Internet để làm giả “sổ đỏ”, làm giả giấy tờ cá nhân, đánh tráo “sổ đỏ”... lừa đảo chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng.

Vụ án là tiếng chuông cảnh báo về mối nguy cơ tiềm tàng khi bị lộ, lọt thông tin cá nhân trên mạng Internet.

Theo hồ sơ vụ án,  trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 1/2020, đã bàn bạc, thống nhất cùng thực hiện việc chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng thủ đoạn thông qua các trang web mua bán bất động sản, tìm hiểu thông tin người cần bán rồi liên lạc giả là người đi mua đất, yêu cầu chủ sở hữu chụp ảnh “sổ đỏ” để làm giả.

Quá trình tiếp cận với chủ đất, lợi dụng lúc sơ hở, các đối tượng đã đánh tráo “sổ đỏ” giả lấy sổ thật. Sau đó, các đối tượng làm giả giấy tờ tùy thân (Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...) của chủ đất hoặc giả danh là chủ đất ký Hợp đồng chuyển nhượng bán cho người khác để chiếm đoạt tiền.

Ngoài ra, các đối tượng còn nhận vay được tiền với lãi suất thấp tại ngân hàng bằng hình thức thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi làm giả giấy tờ tùy thân của chủ đất để đồng bọn giả danh ký Hợp đồng chuyển nhượng, cầm cố hoặc ủy quyền cho người khác hoặc sử dụng tài sản đó mang thế chấp tại các ngân hàng rồi chiếm đoạt tiền.

4. Cách phòng tránh trở thành nạn nhân lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ

  • Khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến “sổ đỏ” cần trực tiếp đến cơ quan chức năng như Văn phòng Đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố để được hướng dẫn thực hiện.
  • Các chủ sở hữu nhà đất cần nâng cao ý thức cảnh giác trong giao dịch, không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin giấy tờ nhà đất cho các đối tượng tự không xác minh rõ được nhân thân, không nên chụp “sổ đỏ” hay giấy tờ nhà đất quan trọng đăng lên các trang mạng một cách công khai… 
  • Khi thanh toán giao dịch, người cho vay/mua đất, cần trực tiếp mang giấy ghi nhận đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra và xác định về thông tin của thửa đất, người chiếm hữu rồi mới triển khai ký hợp đồng mua và bán, đặt cọc, giao tiền. 
  • Trong các giao dịch vay vốn, thế chấp tài sản, người dân cần tìm hiểu và nhờ người hiểu biết hơn về pháp luật trước khi đặt bút ký. Khi ký hợp đồng phải đọc kỹ hợp đồng, tuyệt đối không ký vào các hợp đồng giả cách chuyển nhượng hoặc uỷ quyền liên quan đến đất đai.

5. Giải đáp câu hỏi thường gặp

5.1. Các đối tượng thực hiện hành vi cho vay tiền bằng hợp đồng giả cách có được coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ không?

Căn cứ theo Điều 228 BLHS, hành vi cho vay tiền bằng hợp đồng giả cách được coi là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, lợi dụng tình thế khó khăn của người dân mà mời gọi người dân ký hợp đồng giả cách. 

5.2. Nguyên nhân dẫn đến có nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ hiện nay là gì?

  • Công tác quản lý kinh tế, quản lý đất đai, cấp phép các dự án, quản lý các giao dịch đất đai ở nước ta còn bộc lộ một số thiếu sót đã để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội
  • Nhận thức và việc tự chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế
  • Công tác phát hiện, đấu tranh xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cơ quan chức năng và các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ một số hạn chế, chưa huy động được sử tham gia đầy đủ của toàn xã hội

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.