1. So sánh hàng thừa kế thứ ba với các hàng thừa kế khác
1.1. Điểm giống và khác với hàng thừa kế thứ nhất
- Điểm giống: Đều là những người có quyền thừa kế theo quy định pháp luật.
- Điểm khác:
Đặc điểm |
Hàng thừa kế thứ nhất |
Hàng thừa kế thứ ba |
Đối tượng |
Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết |
Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại |
Mối quan hệ |
Có mối quan hệ gần gũi nhất với người chết |
Có mối quan hệ xa hơn với người chết |
Thứ tự ưu tiên |
Ưu tiên nhận đầu tiên |
Chỉ được nhận khi người ở hàng thừa kế thứ nhất mất, từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật. |
1.2. Điểm giống và khác với hàng thừa kế thứ hai
- Điểm giống: Cả hai đều có mối quan hệ huyết thống với người chết nhưng xa hơn so với hàng thừa kế thứ nhất.
- Điểm khác:
- Mối quan hệ huyết thống: Có mối quan hệ theo thứ bật gần gũi hơn thứ ba và xếp sau thứ nhất.
- Thứ tự ưu tiên: Hàng thừa kế thứ hai có quyền ưu tiên được hưởng di sản trước hàng thừa kế thứ ba.
2. Khi nào người thuộc hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản thừa kế
Những đối tượng ở hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản thừa kế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Di sản thừa kế được chia theo pháp luật:
- Người chết không để lại di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Từ chối nhận di sản;
- Các quy định khác theo pháp luật.
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai đã chết hoặc từ chối nhận di sản;
- Không thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo quy định.
Lưu ý: Người ở hàng thừa kế thứ ba phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế (tương tự như hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai).
>> Xem bài bài viết:
- Thừa kế theo pháp luật và vấn đề pháp lý liên quan
- Khi Nào Hàng Thừa Kế Thứ Hai Được Hưởng Thừa Kế Di Sản?
3. Thủ tục nhận thừa kế của hàng thừa kế thứ ba
Khi đủ điều kiện nhận di sản thừa kế, những người thuộc hàng thừa kế thứ ba phải tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế, cụ thể như sau:
3.1. Quy trình công chứng văn bản khai nhận di sản:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao Giấy tờ chứng minh quan hệ của người nhận di sản với người để lại di sản (CCCD/ Hộ chiếu, Giấy khai sinh, Giấy chứng tử);
- Giấy tờ về tài sản thừa kế (sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,...);
- Văn bản từ chối nhận di sản (nếu có);
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Văn phòng/ Phòng công chứng.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Văn phòng/ Phòng công chứng;
- Bước 3: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 4: Xử lý hồ sơ và ra một trong ba quyết định:
- Thụ lý giải quyết hồ sơ (hồ sơ hợp lệ);
- Yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu chưa đầy đủ);
- Từ chối giải quyết hồ sơ (không có cơ sở xác thực hoặc chưa hợp lệ).
- Bước 5: Giải quyết hồ sơ và ghi vào sổ công chứng;
- Bước 6: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế trong 15 ngày tại:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; Trường hợp không xác định được thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng;
- hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản (tài sản để lại là bất động sản).
- Bước 7: Người yêu cầu ký xác nhận trước mặt Công chứng viên (trường hợp có 02 trang trở lên thì phải ký đủ 02 trang và có dấu đóng giáp lai);
- Bước 8: Công chứng viên ký, đóng dấu xác nhận và ghi lời chứng;
- Bước 9: Nộp phí công chứng và nhận kết quả.
3.2. Quy trình chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế
Người có yêu cầu nhận di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chứng thực và nộp đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người để lại di sản (hồ sơ và quy trình tương tự như công chứng tại Văn phòng/ Phòng công chứng).
Lưu ý: Trong tường hợp người yêu cầu công chứng không thành thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch (người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung cho người yêu cầu chứng thực và ký từng trang với tư cách là người phiên dịch).
Qua nội dung bài viết về “Hàng thừa kế thứ ba là ai”? Luật Ánh Ngọc hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin pháp lý hữu ích về thừa kế di sản nhé. Nếu bạn cần tư vấn trong tình huống thực tế, đừng ngần ngại mà gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn