Giấy phép quảng cáo phòng khám


Giấy phép quảng cáo phòng khám
Giấy phép quảng cáo phòng khám là loại giấy tờ cần phải có để hợp thức hoá hoạt động quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, thủ tục thực hiện để xin giấy phép quảng cáo phòng khám lại là vấn đề mà nhiều người phải “đau đầu”.

1. Giấy phép quảng cáo phòng khám là gì?

Giấy phép quảng cáo phòng khám là cách gọi tắt của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám, bệnh, chữa bệnh. 

Theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BYT, giấy phép quảng cáo phòng khám là loại giấy tờ pháp lý cần thiết để cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quảng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám. 

2. Hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám

2.1. Hồ sơ và một số lưu ý về hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám 

Theo Điều 19 Thông tư 09/2015/TT-BYT, hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám bao gồm những tài liệu sau đây: 

(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm 

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

(3) Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

  • Quảng cáo trên báo nói, báo hình: 
  • Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình 
    • 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu
    • File mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo
  • Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: 
    • Tài liệu như những trường hợp trên
    • Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực
    • Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên 

(4) Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền phê duyệt.

(5) Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

(6) Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

(7) Văn bản ủy quyền hợp lệ trong trường hợp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục. 

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám
Một số yêu cầu đối với hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám

2.2. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BYT, thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) thuộc về những cơ quan sau đây: 

STT

Đối tượng quảng cáo

Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

1

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật

Cục Quản lý khám, chữa bệnh

2

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật

Cục Quản lý y, dược cổ truyền

3

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

2.3. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám

Bước 1: Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Hồ sơ hợp lệ: Cấp giấy phép quảng cáo phòng khám theo quy định
  • Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ
  • Trường hợp không cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 3: Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo tiếp nhận kết quả

3. Các hình thức, phương tiện quảng cáo phòng khám phổ biến hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, các hình thức, phương tiện quảng cáo nói chung và quảng cáo phòng khám nói riêng vô cùng đa dạng và có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau. 

Dưới đây là một số hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay:

  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube là những nền tảng phổ biến để quảng cáo online.
  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Cốc cốc là những dịch vụ thường được sử dụng để đẩy mạnh quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm.
  • Quảng cáo ngoài trời: Bảng hiệu, backlight, xe buýt quảng cáo, quảng cáo trên tòa nhà là những phương tiện quảng cáo ngoài trời.
  • Quảng cáo trên phương tiện di động: Quảng cáo trên ứng dụng di động, SMS marketing là những hình thức quảng cáo trên điện thoại di động.
  • Quảng cáo truyền hình: Quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo truyền thống nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả nhất định. 

4. Thời gian và chi phí xin giấy phép quảng cáo phòng khám

  • Chi phí: Theo Thông tư 59/2023/TT-BTC, phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là 01 triệu đồng/ hồ sơ. 
  • Thời gian: Theo Điều 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT, thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép quảng cáo phòng khám là 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về vấn đề Giấy phép quảng cáo phòng khám mà Luật Ánh Ngọc chia sẻ tới bạn đọc. Nếu có vướng mắc, vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.