1. Có bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn không?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010, có thể hiểu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác nhận cá nhân, tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn.
Đây là điều kiện pháp lý bắt buộc để chủ cơ sở khách sạn được tiến hành mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình. Không chỉ vậy, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn quan trọng đối với kinh doanh khách sạn bởi lẽ:
- Giấy phép này thể hiện sự tuân thủ quy định pháp luật, từ đó giúp khách sạn hoạt động và được bảo vệ trong khuôn khổ pháp luật, giúp khách sạn không bị phạt hành chính liên quan đến các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy phép có thể coi là minh chứng cho chất lượng của khách sạn, qua đó khẳng định vị thế của khách sạn trong thị trường, nâng cao uy tín đối với khách hàng;
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm giúp khách sạn đảm bảo quy chuẩn về an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng thực phẩm tại khách sạn.
Từ những lợi ích mà giấy phép an toàn vệ sinh mang lại, có thể khẳng định rằng, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn là thực sự quan trọng, không chỉ về mặt pháp lý mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, thương hiệu của khách sạn đó trong suốt quá trình kinh doanh.
2. Không có giấy phép có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn không thuộc trường hợp được miễn xin giấy phép. Do vậy, trước khi tiến hành kinh doanh khách sạn, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép đều là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định. Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm như sau:
- Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh dịch vụ khách sạn không có giấy phép ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, chất lượng dịch vụ cũng như vị thế của khách sạn trong cạnh tranh thị trường cũng như niềm tin đối với khách hàng.
3. Làm sao để khách sạn được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, khách sạn phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật dựa trên các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khách sạn, bảo quản thực phẩm cũng như nguồn nhân lực trong khách sạn.
Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn như sau:
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Khách sạn phải được xây dựng ở vị trí với diện tích phù hợp, an toàn đối với các nguồn ô nhiễm, độc hại;
- Có nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước thải, cống rãnh không được ứ đọng;
- Có hệ thống xử lý, thu gom rác thải, chất thải phù hợp với quy trình bảo vệ môi trường theo quy định;
- Bếp ăn được bố trí không nhiễm chéo, khu vực ăn uống trong khách sạn phải được thiết kế thoáng mát, đầy đủ hệ thống chiếu sáng, làm mát, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.
- Điều kiện về dụng cụ, thiết bị dùng trong khách sạn:
- Khách sạn phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói hay vận chuyển thực phẩm trong khách sạn, trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện khử trùng, nước sát trùng, phòng chống côn trùng và động vật nguy hại;
- Có dụng cụ, đồ chứa riêng cho từng loại thực phẩm chín và thực phẩm sống;
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh;
- Dụng cụ ăn uống phải được làm từ các nguyên vật liệu an toàn, được rửa sạch và giữ khô ráo;
- Có đầy đủ trang bị bảo hộ cần thiết như: đồng phục, bao tay, bình xịt côn trùng, các giá, nắp đậy,...
- Điều kiện về nguồn nhân lực:
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe để tham gia vào quá trình kinh doanh dịch vụ nhà hàng theo quy định của Bộ Y tế.
4. Quy trình kiểm tra và cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn
Việc cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn được thực thiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Theo đó, sau khi cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn cá nhân, tổ chức sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Sau đó, khi đã nhận được hồ sơ đầy đủ, trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để kiểm tra thực tế tại khách sạn có yêu cầu.
- Trường hợp khách sạn đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn đó;
- Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Xem thêm: An toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng
5. Những sai lầm mà khách sạn thường mắc phải khi xin giấy phép?
Khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các khách sạn thường gặp phải một số sai lầm phổ biến có thể dẫn đến việc bị từ chối cấp giấy phép như:
- Do không hiểu rõ các quy định của pháp luật nên quá trình chuẩn bị hồ sơ còn gặp nhiều sai sót như: thiếu giấy tờ, chứng chỉ, sai thông tin trên đơn xin cấp giấy phép, sai thông tin của chủ cơ sở, danh sách nhân viên, bản thuyết minh sơ sài, thiếu chính xác,...
- Nộp hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan không có thẩm quyền cấp phép nên bị từ chối hồ sơ;
- Không có sự chuẩn kỹ về cơ sở vật chất, tập huấn nguồn nhân lực nên không đạt tiêu chuẩn khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra trực tiếp tại khách sạn.
Do đó, để việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách sạn được thuận tiện, dễ dàng, Luật Ánh Ngọc xin lưu ý đến quý khách hàng một số vấn đề:
- Trước khi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn, cần phải kiểm tra đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong bản thuyết minh cũng như tổ chức tập huấn kiến thức, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên theo quy định của pháp luật;
- Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để chuẩn bị đầy đủ, chính xác hồ sơ xin cấp giấy phép và kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp hồ sơ;
- Nộp hồ sơ đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Lưu lại tất cả hồ sơ, tài liệu, chứng chỉ để dễ dàng tìm kiếm, sử dụng khi cần thiết;
- Tìm kiếm một đơn vị tư vấn pháp lý và có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép để việc xin giấy phép dễ dàng và hiệu quả hơn.
Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý kinh nghiệm và làm việc tận tâm, cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến các loại giấy phép, trong đó có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khách sạn một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ báo giá chi tiết nhất.