1. Các trường hợp phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Theo pháp luật hiện hành, các trường hợp phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên thực tế. Trong đó, các loại doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, chỉ các loại doanh nghiệp nêu trên mới có thể thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Và trong trường hợp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Xử lý các trường hợp liên quan đến giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán là một hoạt động phức tạp, vì vậy cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Vậy cần phải xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cụ thể có thể nhắc tới một số cách xử lý sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp sau:
+ Phạt tiền 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng với tổ chức không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Phạt tiền 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng với tổ chức không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định nhưng sử dụng cụm từ "kiểm toán" trong tên gọi;
+ Phạt tiền 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng với tổ chức kiểm toán vẫn tiếp tục kinh doanh các dịch vụ khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Điều chỉnh giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Doanh nghiệp kiểm toán phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Cấp lại đối với một số trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị mất hoặc bị hư hỏng; Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
- Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Thu hồi đối với một số trường hợp như: Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Không kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong mười hai tháng liên tục; Không khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;... theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Kiểm toán độc lập 2011.
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Một số câu hỏi liên quan:
3.1. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thế nào?
Về thời hạn cấp giấy phép: trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Về trình tự cấp giấy phép: Căn cứ theo điều 7 Thông tư 203/2012/TT-BTC, trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Tổ chức đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này tới Bộ Tài chính;
- Trong thời hạn quy định, nếu không có yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thì Bộ Tài chính xem xét để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Nếu từ chối Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoàn chỉnh hồ sơ;
- Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải bổ sung, sửa đổi theo thông báo và gửi về Bộ Tài chính. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Bộ Tài chính không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Nếu tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu của Bộ Tài chính, thì Bộ Tài Chính sẽ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.
3.2. Thời hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán là bao lâu? Có được cấp lại không?
Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán không có thời hạn xác định. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong suốt thời gian kinh doanh của mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp lại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được cấp lại giấy phép kinh doanh. Các trường hợp được phép xin cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán bao gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị mất hoặc bị hư hỏng;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý thời hạn xin cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc hoàn thành việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
Nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp bị mất hoặc hư hỏng mà doanh nghiệp không làm thủ tục xin cấp lại thì doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm quy định về thông báo và báo cáo. Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.