Có cần thiết đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm?


Có cần thiết đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm?
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều tồn tại đâu đó cái gọi là sự cạnh tranh bởi đây là điều khó có thể tránh khỏi. Mọi cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, đều cần phải đầu tư, bỏ chi phí, tiền bạc, công sức, trí tuệ của cá nhân, tổ chức đó để nâng tầm việc sản xuất, kinh doanh phát triển và đem lại lợi nhuận đạt mức cao nhất. Sự phát triển không ngừng nghỉ của thời đại đi cùng với sự phát triển của nghành công nghiệp, các sản phẩm mới liên tực được ra mắt, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức doanh nghiệp với nhau, để hạn chế và tránh được những tranh chấp, rủi ro phát sinh liên quan đến việc sử dụng, sao chép liên quan đến sản phẩm của mình, tất cả các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp kinh doanh khi tạo ra bất kỳ một sản phẩm nào đều cần đến việc tiến hành đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình để được bảo vệ, đảm bảo quyền và lợi ích tối đa nhất có thể. 

Bản quyền sản phẩm

Bản quyền sản phẩm

1. Bản quyền sản phẩm là gì? 

Một cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi tạo ra một sản phẩm bất kỳ thông qua quá trình sản suất và muốn ra mắt sản phẩm đó với thị trường nhằm mục đích kinh doanh bền vững và lâu dài, cần bảo vệ sản phẩm của mình được bảo đảm, tránh bị rủi re về một bên thứ ba nào đó xâm phạm, làm giả đồng thời có chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với bản quyền của sản phẩm. 

Bản quyền sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà cá nhân, tổ chức kinh doanh muốn đưa ra thị trường, cơ bản bản về bảo hộ sản phẩm là việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

2. Căn cứ xác lập chủ sở hữu. 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí thuệ 2005 quy định về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp như sau: 

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
  • Đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó 
  • Bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Như vậy, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. 

Chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và đảm bảo thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân mà còn trực tiếp thực hiện quyền quản lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền và lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại nơi sản xuất và đưa sản phẩm đó ra thị trường.

Căn cứ xác lập chủ sở hữu. 

Căn cứ xác lập chủ sở hữu. 

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp 

Đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại tại điều 100 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sẽ bao gồm:

Các giấy tờ cần thiết để làm đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định. ( Đầy đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.) 

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ (Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý)

- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.

- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Tài liệu chứng minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì cần phải được làm hoàn toàn bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng vẫn phải có bản dịch được dịch ra từ tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

- Giấy uỷ quyền;

- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký;

- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;

- Các loại giấy tờ khác để bổ trợ cho đơn đăng ký.

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:

- Bản sao công chứng đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã nhận đơn đầu tiên;

- Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

4. Thủ tục đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp 

Bước 1: Nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp sẽ được nộp dưới hình thức bằng văn bản và được quy định tại khoản 3 điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: 

  • Nộp dưới dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc
  • Dưới dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm

Nơi thẩm định: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức sở hữu công nghiệp

- Văn phòng Hà Nội: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức quyền tác giả

- Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả:  Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội,

- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Bước 3: Trình tự thẩm định đơn đăng ký

  • Tiếp nhận đơn đăng ký
  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký
  • Ra thông báo chấp nhận/từ chối đơn
  • Công bố đơn
  • Đăng công báo sở hữu công nghiệp
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký
  • Thông báo ra quyết định cấp/từ chối văn bằng bảo hộ.

Bước 4: Thời gian tiếp nhận xử lý

Thời hạn Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tiếp nhận đơn và xử lý, thẩm định: 

- Thời gian thẩm định hình thức: từ 01 – 02 tháng kể từ ngày nhận đơn  

- Công bố đơn đăng ký của khách hàng trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

- Quá trình thẩm định nội dung: Đối với đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu từ 13 – 15 tháng kể từ ngày công bố; Đối với đăng ký dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp từ 08 – 12 tháng kể từ ngày công bố; Đối với đăng ký dưới hình thức sáng chế từ 24 – 28 tháng kể từ ngày công bố 

- Phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký: Chủ sở hữu sẽ nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và sẽ được nhận văn bằng sau khoảng thời gian từ 02 - 03 tháng trong trường hợp sản phẩm đáp ứng yêu cầu bảo hộ 

5. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm  

Lợi ích của việc đăng ký bản quyền
Lợi ích của việc đăng ký bản quyền

Đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm là việc rất quan trọng đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh muốn hoạt động và duy trì lâu dài. Một sản phẩm sẽ có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, việc đăng ký thiếu một trong những hình thức cũng có thể dẫn tới những rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm. Việc ra mắt sản phẩm với thị trường kinh doanh mà chưa thực hiện đăng ký bảo hộ cho sản phẩm dẫn đến những khả năng tiềm tàng của việc chủ sở hữu sản phẩm sẽ bị sao chép, xâm phạm bản quyền sản phẩm, các hành vi trục lợi từ việc sao chép, đánh cắp sản phẩm,....Do đó, việc cá nhân tổ chức đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm là điều rất cần thiết. 

Cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ, được tự mình hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị, tổ chức khác chấm dứt các hành vi xâm phạm đến bản quyền sản phẩm của mình; Được sử dụng bản quyền sản phẩm độc quyền, tạo được sự phân biệt sản phẩm của mình với các đơn vị khác, tăng tính cạnh tranh, nâng cao doanh thu;

Đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm chính là căn cứ chống lại các hành vi xâm phạm đến bản quyền của sản phẩm. Trường hợp phát sinh tranh chấp, nếu chưa đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm chính là một bất lợi rất lớn, rất khó chứng minh trong việc cá nhân tổ chức đó là chủ sở hữu của sản phẩm hay có quyền là lợi ích nhất định đối với sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ. Ngược lại, khi được bảo đảm bởi văn bằng bảo hộ bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc để xử lý, ngăn chặn tối đa các hành vi xâm phạm đến bản quyền nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. 

Khi được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ thể quyền được sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, được quyền chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng bản quyền sản phẩm, cho bên thứ ba, yêu cầu các bên xâm phạm tới bản quyền sản phẩm bồi thường thiệt hại, ngăn cấm chủ thể khác sử dụng và định đoạt đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. 

Bên cạnh đó đăng ký bản quyền là một trong nhiều cách để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Tiền đề cho việc phát triển sản phẩm lâu dài thông qua việc đăng ký bản quyền sản phẩm; Góp phần định hình sản phẩm và các đặc tính sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tạo dựng giá trị bền vững và duy trì sự ổn định cho phát triển lâu dài của sản phẩm. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ mà Luật Ánh Ngọc muốn cung cấp đến người đọc cũng như quý khách hàng!. Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được giải đáp tất cả các thắc mắc và được trải nhiệm dịch vụ tốt nhất. Luật Ánh Ngọc xin chân thành cảm ơn. 


Ý kiến

()
Bình luận
Các bình luận khác