Xử phạt không có giấy phép thành lập và hoạt động của kinh doanh công cụ hỗ trợ


Xử phạt không có giấy phép thành lập và hoạt động của kinh doanh công cụ hỗ trợ
Công cụ hỗ trợ là những phương tiện, vật dụng mà khi kinh doanh cần được sự cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ là những vật dụng, phương tiện khá nguy hiểm nếu không được sản xuất và sử dụng đúng mục đích. Tình trạng buôn lậu, sản xuất lậu công cụ hỗ trợ luôn là một vấn đề nhức nhối cần được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi lẽ, nếu không xử lý nghiêm, quản lý nghiêm về việc kinh doanh công cụ hỗ trợ nói riêng và các hoạt động khác liên quan đến công cụ hỗ trợ (như sử dụng, bảo quản,...) thì sẽ dẫn đến mất an toàn, an ninh xã hội. Thậm chí công cụ hỗ trợ có thể trở thành phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội nếu không được nhà nước quản lý chặt chẽ.

Pháp luật quy định rằng kinh doanh công cụ hỗ trợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải được cấp phép. Do đó, nếu cá nhân, tổ chức nào không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ mà tự ý sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu công cụ hỗ trợ thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, bất kể cơ sở kinh doanh đó có đạt đủ các điều kiện để được cấp phép hay không.

Đối với hành vi sản xuất chui, mua bán lậu công cụ hỗ trợ, sẽ có hai hình thức xử lý vi phạm

Thứ nhất, xử phạt hành chính. Mức xử phạt dao động từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển công cụ hỗ trợ, tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, số lượng công cụ hỗ trợ đã được kinh doanh trái phép. Đồng thời thu hồi các công cụ hỗ trợ và các phương tiện, vật dụng chế tạo công cụ hỗ trợ.

Thứ hai, xử lý hình sự. Theo Điều 306 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ): Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.

Xử phạt không có giấy phép
2 hình thức xử phạt

Như vậy, nếu không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đã có nhiều hệ luỵ từ việc kinh doanh lậu công cụ hỗ trợ, nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến sản xuất, mua bán lậu công cụ hỗ trợ ví dụ như cháy nổ  xưởng sản xuất, tai nạn cho người sản xuất, vận chuyển, sử dụng,...gây thương tích, thậm chí là mất mạng. Việc xử lý nghiêm các trường hợp không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ chính là để bảo đảm an toàn, an ninh và trật tự xã hội.

2. Thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Nếu Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ thì thẩm quyền xử phạt được trao cho các cơ quan công an các cấp (tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi) khi phát hiện sai phạm thì sẽ có thẩm quyền xử lý hành chính. Nếu hành vi của cá nhân, tổ chức cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải tuân theo quy trình của tố tụng hình sự.

Công an các tỉnh thành trên cả nước luôn sát sao, kiểm tra và xử phạt các hành vi không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. Bên cạnh công an hình sự, công an kinh tế, các cơ quan nhà nước sau đây cũng cần chỉ đạo lực lượng chức năng để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chăn các hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh công cụ hỗ trợ: Sở Công thương, Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến xử lý không có giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. Việc kinh doanh công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép rất nguy hiểm và sẽ bị xử lý khi bị phát hiện. Do đó, để đảm bảo an toàn xã hội, an toàn cho con người, các doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ nếu muốn kinh doanh công cụ hỗ trợ.

Việc xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ không khó khăn, và là một bảo đảm pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro. Luật Ánh Ngọc cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục thành lập kinh doanh công cụ hỗ trợ nói riêng và các loại giấy phép doanh nghiệp khác nói chung. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.