Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ


Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ
Công cụ hỗ trợ là vật dụng, phương tiện nguy hiểm có thể gây thương tích cho con người. Chính vì thế các doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh công cụ hỗ trợ cần đạt đủ những điều kiện sau đây theo yêu cầu của pháp luật hiện hành.

1. Căn cứ pháp lý

Để đảm bảo trật tự xã hội, an ninh an toàn xã hội, nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề quản lý vũ khí, sử dụng vũ khí và các công cụ hỗ trợ. Có một danh mục dài thống kê những phương tiện, vật dụng và động vật được coi là công cụ hỗ trợ. Đây là phương tiện để bảo đảm, bảo vệ an toàn và giúp người thi hành công vụ, người có nhiệm vụ do đặc thù nghề nghiệp, có thể thực hiện công việc của mình. Muốn sử dụng công cụ hỗ trợ, cần phải có giấy phép sử dụng vì đây là những công cụ có tính nguy hiểm. Tương tự như vậy, nếu muốn kinh doanh công cụ hỗ trợ, cũng cần xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

Văn bản luật đầu tiên về quản lý công cụ hỗ trợ được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành là Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 vào năm 2011, sửa đổi năm 2013 bằng Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13. Hiện nay, luật để quản lý công cụ hỗ trợ và quy định điều kiện cấp giấy phép kinh doanh hỗ trợ hiện hành bao gồm luật, nghị định sau:

  • Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, được sửa đổi bởi Nghị định 56/2023NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 7 năm 2013;
  • Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ  thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Luật số 14/2017/QH14), có hiệu lực năm 2018, thay thế hai pháp lệnh nêu trên, được coi là một phiên bản hoàn chỉnh hơn, quy định chặt chẽ hơn và thống nhất hơn;
  • Nghị định số 79/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Các văn bản pháp luật nêu trên có quy định về kinh doanh công cụ hỗ trợ. Để hiểu một cách tổng quan nhất và chính xác nhất về các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh hỗ trợ, cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật nêu trên.

2. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ là sự cấp phép từ  Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cho các doanh nghiệp có đủ các điều kiện, được phép kinh doanh các công cụ hỗ trợ (súng điện, laser, pháo hiệu,...). Nếu không có giấy phép mà tự ý kinh doanh công cụ hỗ trợ là vi phạm pháp luật và có thể phải chịu những chế tài theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh công cụ hỗ trợ, vốn được định nghĩa bao gồm các hoạt động như sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển công cụ hỗ trợ. Không thể giới hạn thuật ngữ "kinh doanh" ở mỗi hoạt động mua và bán. Do đó, bên cạnh những điều kiện chung, cần hiểu cả những điều kiện riêng đối với từng hoạt động.

Điều kiện kinh doanh công cụ hỗ trợ
Điều kiện chung kinh doanh công cụ hỗ trợ

Đối với những điều kiện chung, doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, cần đảm bảo những điều kiện sau: 

  • Doanh nghiệp cần được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn lao động cho người lao động;
  • Những địa điểm, phương tiện liên quan đến công việc kinh doanh công cụ hỗ trợ (kho chứa, phương tiện vận chuyển, vật liệu dùng để kinh doanh,...) phải được đảm bảo;
  • Những người liên quan hoạt động kinh doanh (người quản lý hoặc phục vụ) cần có chuyên môn, kỹ năng và thực hiện đúng việc phòng cháy chữa cháy.

Với điều kiện liên quan đến việc xuất nhập khẩu, mua bán, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Tổ chức được cấp phép kinh doanh thì được xuất nhập khẩu công cụ hỗ trợ;
  • Chỉ được phép bán, xuất nhập khẩu những công cụ hỗ trợ đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu,... Điều này đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng kém chất lượng, hàng giả;
  • Chỉ được mua bán công cụ hỗ trợ với những người có giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Công cụ hỗ trợ không được phép sử dụng tràn lan mà những người muốn sử dụng nó phải xin cấp phép sử dụng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Cần lưu ý rằng, những người sau đây không được kinh doanh công cụ hỗ trợ:

  • Người có tiền án, tiền sự, đang trong thời gian chấp hành án treo hoặc hoãn chấp hành hình phạt;
  • Người không có đủ năng lực hành vi;
  • Người nước ngoài không có hộ chiếu, chưa được cư trú tại Việt Nam.

Các công cụ hỗ trợ rất nguy hiểm nếu không được sản xuất, mua bán và sử dụng đúng quy trình, kỹ thuật. Do đó, những điều kiện về việc cấp phép liên quan phần lớn đến việc đảm bảo an toàn, an ninh, phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn kỹ thuật. Các doanh nghiệp nếu muốn xin giấy phép, hãy chuẩn bị thật tốt cơ sở vật chất, phương tiện và nhân sự. 

Doanh nghiệp kinh doanh công cụ hỗ trợ có thể bị thanh tra, kiểm tra bất kỳ lúc nào. Do đó, để tránh bị xử phạt, và quan trọng hơn là để đảm bảo an toàn, tránh những tình huống, tai nạn khó có thể khắc phục xảy ra, hãy thường xuyên kiểm tra, bảo trì phòng cháy chữa cháy và đảm bảo các điều kiện an ninh, an toàn liên quan đến kho lưu trữ, phương tiện vận chuyển, xưởng sản xuất,...

Trên đây là những vấn đề liên quan đến điều kiện cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần đến dịch vụ xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.