Xử phạt không có giấy đủ điều kiện kinh doanh xổ số


Xử phạt không có giấy đủ điều kiện kinh doanh xổ số
Hoạt động kinh doanh xổ số là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí nhưng vẫn đảm bảo an ninh trật tự. Do đó, mọi doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh xổ số mới được phép kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp doanh nghiệp vi phạm liên quan đến giấy phép như kinh doanh xổ số không xin phép,… Trong bài viết hôm nay sẽ trình bày quy định của pháp luật về việc xử lý doanh nghiệp kinh doanh xổ số không phép và các xử lý khác trong lĩnh vực kinh doanh xổ số.

1. Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh xổ số 

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 30/2007/NĐ – CP, kinh doanh xổ số là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chỉ có doanh nghiệp thuộc trường hợp được cấp phép mới được phép tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số.

Như vậy, mọi trường hợp tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh xổ số đều phải xin giấy phép kinh doanh xổ số. Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh xổ số là doanh nghiệp được thành lập do Nhà nước sở hữu 100% vốn, hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên và đáp ứng các điều kiện khác về nhân lực làm việc trong công ty.

2. Không xin giấy phép kinh doanh xổ số bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 30/2007/NĐ-CP, một trong những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh xổ số là vi phạm quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, hành vi kinh doanh xổ số không xin giấy phép là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh xổ số.

Căn cứ Mục 1 Chương 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP, 80/2019/NĐ-CP), doanh nghiệp kinh doanh xổ số có hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép kinh doanh xổ số bị xử phạt hành chính.

  • Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xổ số không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Trường hợp doanh nghiệp có hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp giấy phép kinh doanh xổ số thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc tiêu hủy tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo;
  • Trường hợp doanh nghiệp có hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy phép kinh doanh xổ số thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
  • Trường hợp doanh nghiệp cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép kinh doanh xổ số thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

 

Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp còn bị phạt bổ sung
Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp còn bị phạt bổ sung

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc cho thuê, mượn, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh xổ số. Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất chính thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh xổ số kinh doanh loại hình sản phẩm không được phép kinh doanh xổ số thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu toàn bộ số lượng vé xổ số không được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 02 tháng;
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc kinh doanh loại hình sản phẩm không được phép.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số theo hình thức xổ số tự chọn số điện toán, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện các hành vi sau:

  • Kinh doanh loại hình xổ số điện toán nhưng không ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ, không lưu trữ dữ liệu kinh doanh xổ số điện toán đúng quy định thì bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  • Kinh doanh xổ số không đáp ứng đủ điều kiện về thiết bị máy chủ, máy bán vé xổ số thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Trường hợp không đáp ứng điều kiện về phần mềm theo quy định thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

3. Thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh xổ số

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh xổ số nói riêng và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số nói chung thuộc về các cơ quan sau:

  • Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
  • Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.    

4. Những lưu ý để tránh bị xử phạt khi kinh doanh xổ số

  • Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xổ số phải đảm bảo các điều kiện về loại hình doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện và phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xổ số;
  • Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có mong muốn thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin điều chỉnh giấy phép kinh doanh, không được tự ý sửa chữa, tẩy xóa trên giấy phép kinh doanh;
  • Hoạt động kinh doanh xổ số theo đúng loại hình sản phẩm đã đăng ký trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, không được tự ý hoạt động kinh doanh loại sản phẩm khác;
  • Trường hợp làm mất, thất lạc giấy phép kinh doanh hoặc khiến cho giấy phép không thể sử dụng được, doanh nghiệp có thể xin cấp lại giấy phép theo quy định;
  • Hiện nay, pháp luật nghiêm cấm hành vi kinh doanh xổ số qua internet, bán vé số qua internet và việc “mua vé số hộ”. Việc kinh doanh vé xổ số truyền thống chỉ được phép phân phối thông qua các công ty xổ số kiến thiết bằng cách bán trực tiếp cho khách hàng hoặc phân phối qua hệ thống đại lý xổ số có ký kết hợp đồng đại lý. Riêng đối với vé sổ số điện toán của Viettlott chỉ được phân phối thông quá SMS.
  • Đại lý xổ số là tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh xổ số để thực hiện việc tiêu thụ vé và trả thưởng cho khách hàng khi trúng thưởng, không có thẩm quyền kinh doanh xổ số.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm liên quan đến giấy phép kinh doanh xổ số. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề nào thắc mắc, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.