Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán


Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Xin chào Công ty, doanh nghiệp tôi muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Để có được giấy phép này, chúng tôi phải đáp ứng các điều kiện gì và cần lưu ý những gì?

1. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán là một ngành kinh doanh mà không phải doanh nghiệp nào và loại hình công ty nào cũng được phép kinh doanh. Có thể hiểu đơn giản dịch vụ kiểm toán là dịch vụ giúp một công ty/ doanh nghiệp kiểm tra, xem xét số, thông tin tài chính trên thực tế của công ty/ doanh nghiệp yêu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán.

Muốn biết đâu là điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, trước hết bạn cần xác định được loại hình doanh nghiệp/ công ty của mình. Chỉ có công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam mới được phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Nếu công ty của bạn là công ty TNHH hai thành viên, bạn cần đáp ứng  điều kiện dưới đây theo Khoản 1 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có 2 thành viên góp vốn;
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
  • Bảo đảm vốn pháp định (5 tỷ) theo quy định của Chính phủ;
  • Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

 

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

 

Nếu công ty của bạn là công ty hợp danh, bạn cần đáp ứng 3 điều kiện theo Khoản 2 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là giám đốc và phải là một trong 5 kiểm toán viên hành nghề của công ty.

Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp tư nhân, ngoài điều kiện Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống với công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên bạn cần đáp ứng 2 điều kiện theo Khoản 3 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011:

  • Có ít nhất 5 Kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu có 2 thành viên hợp danh;
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

 

Điều kiện để được cấp giấy kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều kiện để được cấp giấy kinh doanh dịch vụ kiểm toán

 

Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài sẽ có nhiều điều kiện hơn doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên. Bởi đây là doanh nghiệp được thành lập và đặt trụ sở tại nước ngoài nên doanh nghiệp này chỉ  được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính. Bên cạnh đó còn có những điều kiện:

  • Có ít nhất 2 kiểm toán viên hành nghề;
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải là kiểm toán viên hành nghê và không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

 

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

 

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn muốn được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hãy xác định rõ loại hình doanh nghiệp của bạn và căn cứ vào những điều kiện nêu trên để xem doanh nghiệp bạn có phù hợp không và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết.

2. Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần chuẩn bị những gì?

Để có thể được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán một cách nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây:

  • Thứ nhất, cần xác định xem công ty/ doanh nghiệp đã có đủ điều kiện quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 hay chưa.
  • Thứ hai, cần chuẩn bị Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Hồ sơ này bao gồm các giấy tờ và thông tin cần thiết để doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Hồ sơ này được quy định tại Thông tư Số: 203/2012/TT-BTC của Bộ tài chính về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
  • Thứ ba, chuẩn bị lệ phí. Theo Điều 3 Thông tư 271/2016/TT-BTC quy định mức phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cấp lần đầu 4.000.000 đồng/lần thẩm định; cấp điều chỉnh, cấp lại 2.000.000 đồng/lần thẩm định.

Hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị đúng và đủ những điều kiện trên để tránh mất thời gian hoặc gặp khó khăn trong quá trình xin cấp phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

 

Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần chuẩn bị những gì
Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán 

3. Quy trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cần trải qua 4 bước quan trọng dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính hoặc qua đường bưu điện hoặc có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích. Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào ngày nộp hồ sơ (nếu là qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính thì sẽ tính từ ngày nhận được hồ sơ) để thẩm định hồ sơ trong vòng 30 ngày.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Bộ Tài chính (Vụ CĐKT&KT) tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ: có 3 trường hợp xảy ra:

  • TH1: Hồ sơ của bạn đủ điều kiện thì trong vòng 30 ngày, Bộ Tài chính phải xem xét để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • TH2: Hồ sơ thiếu, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ tài chính phải yêu cầu bổ sung;
  • TH3: Hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ tài chính phải có văn bản từ chối nên rõ lý do.

Bước 3: Nộp lệ phí: Cấp lần đầu 4.000.000 đồng/lần thẩm định; cấp điều chỉnh, cấp lại 2.000.000 đồng/lần thẩm định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng bao gồm: Tên doanh nghiệp kiểm toán; Tên doanh nghiệp kiểm toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính; Họ và tên người đại diện theo pháp luật và họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kiểm toán (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật); Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Số, ngày cấp và tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

 

Quá trình xin giấp phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Quy trình xin giấy phép

 

4. Một số lưu ý trong quá trình xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Để quá trình xin giấy phép được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Các tài liệu trong hồ sơ: bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Tài liệu bằng tiếng nước ngoài: Đơn đề nghị cấp giấy phải được viết bằng Tiếng Việt. Nếu có bất kỳ tài liệu nào trong hồ sơ sử dụng tiếng nước ngoài, bạn cần dịch tài liệu đó sang Tiếng Việt.
  • Sắp xếp tài liệu: Tất cả các tài liệu trong hồ sơ cần được tuân thủ về mặt hình thức, theo đúng Phụ lục quy định tại Thông tư số 203/2012/TT-BTC.
  • Chuẩn bị lệ phí

 

Một số lưu ý trong quá trình xin cấp phép
Một số lưu ý

 

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay sự trợ giúp về dịch vụ pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất hân hạnh được hỗ trợ và làm đối tác tin cậy của quý vị.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.