Không có căn cước công dân có đăng ký kết hôn được hay không?


Không có căn cước công dân có đăng ký kết hôn được hay không?
Kết hôn là việc trọng đại của mỗi người. Bên cạnh việc kết hôn thì việc đăng kí kết hôn là một điều quan trọng không kém bởi đây là thủ tục pháp lý cần thiết để pháp luật ghi nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong vài trường hợp vì bất cẩn mà có những người đã đánh mất giấy tờ tuỳ thân dẫn đến khó khăn khi đăng kí kết hôn. Đối với những trường hợp như vậy, công dân vẫn có thể đăng ký kết hôn, thực hiện thủ tục pháp lý nhằm công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người. Bài viết sau đây Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho các cặp đôi trong trường hợp đó.

Anh H và chị M là một cặp đôi đang chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên trong lúc đi chơi anh H đã rơi ví bị mất hết tất cả giấy tờ. Nay anh chị muốn làm giấy đăng ký kết hôn nhưng vì không có Căn cước công dân. Anh chị muốn hỏi không có căn cước công dân có đăng ký kết hôn được hay không?

 

đăng ký kết hôn

1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn

Theo Điều 17, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, khi làm giấy đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đến UBND cấp huyện hoặc cấp xã, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

  • Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Khi đi làm giấy đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

2.1 Đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài

Khi đăng ký kết hôn, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ghi đầy đủ thông tin của cả hai bên nam và nữ. Nếu muốn, hai bên có thể khai chung trên một tờ khai đăng ký kết hôn (nếu đăng ký trực tiếp).

- Người có yêu cầu đăng ký kết hôn phải nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau (tuỳ theo hình thức đăng ký là trực tiếp hoặc trực tuyến):

+ Giấy tờ phải nộp:

  • Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
  • Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã nơi đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

thủ tục kết hôn với người nước ngoài

2.2 Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Khi đăng ký kết hôn, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ghi đầy đủ thông tin của cả hai bên nam và nữ. Nếu muốn, hai bên có thể khai chung trên một tờ khai đăng ký kết hôn (nếu đăng ký trực tiếp).

- Người có yêu cầu đăng ký kết hôn phải nộp hoặc xuất trình (tuỳ theo hình thức đăng ký là trực tiếp hoặc trực tuyến) các giấy tờ sau: 

+ Giấy tờ phải nộp:

  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài, xác nhận rằng cả hai bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp, xác nhận rằng người đó không có vợ hoặc chồng. Trong trường hợp quốc gia không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, có thể thay bằng giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó xác nhận rằng người đó đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy tờ. Nếu giấy tờ không ghi thời hạn sử dụng, thì nó và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày cấp. Người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải xuất trình bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam đang cư trú trong nước. Trường hợp thông tin tình trạng hôn nhân đã có trong Cơ sở dữ liệu Hộ tịch đất nước và Cơ sở dữ liệu Quản lý giấy đăng ký và đăng ký công dân, thì không cần xuất trình (nếu đăng ký trực tiếp) hoặc tải lên (nếu đăng ký trực tuyến).

+ Ngoài các giấy tờ đã nêu trên, tùy theo từng trường hợp, bên nam và bên nữ có thể phải nộp các giấy tờ bổ sung sau:

  • Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch xác nhận việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (gọi là "Trích lục ghi chú ly hôn").
  • Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không vi phạm quy định của ngành đó.
  • Trường hợp người có yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập hoặc lao động có thời hạn ở nước ngoài, phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

+ Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, và có giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.
  • Người nước ngoài phải xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Nếu không có hộ chiếu, có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. Nếu thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu Quản lý giấy đăng ký và đăng ký công dân, được điền tự động, thì không cần xuất trình (nếu đăng ký trực tiếp) hoặc tải lên (nếu đăng ký trực tuyến).

3. Không có căn cước công dân có đăng ký kết hôn được hay không?

Căn cước công dân là một giấy tờ tùy thân quan trọng theo Luật Căn cước công dân. Nó chứa thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc cấp thẻ Căn cước công dân đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho công dân và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền và lợi ích của mình. Số thẻ Căn cước công dân là một số định danh cá nhân duy nhất, được sử dụng để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Với số định danh cá nhân này, cơ quan quản lý có thể truy nguyên đầy đủ thông tin về nhân thân của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi đăng ký kết hôn, căn cước công dân là một giấy tờ quan trọng. Công dân cần xuất trình hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, và có giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài căn cước công dân, vẫn có một số loại giấy tờ khác có thể được sử dụng thay thế khi đăng ký kết hôn. Nếu không có căn cước công dân, người yêu cầu đăng ký kết hôn có thể sử dụng một số giấy tờ tờ khác để thay thế.

Trong trường hợp của anh H, anh làm mất giấy tờ tuỳ thân và mất căn cước công dân thì vẫn có các giấy tờ khác để thay thế khi làm thủ tục đăng kí kết hôn.

thủ tục kết hôn

4. Giấy tờ thay thế Căn cước công dân khi đăng ký kết hôn

Vấn đề đặt ra là đăng ký kết hôn khi công có Căn cước công dân, thì có thể thay thế bằng giấy tờ nào khác?

Việc kết hôn là một trong những sự kiện hộ tịch bên cạnh việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc…Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

Do đó, người yêu cầu đăng ký kết hôn nếu không có Căn cước công dân có thể sử dụng một trong các giấy tờ sau để thay thế:

  • Hộ chiếu;
  • Thẻ Căn cước công dân;
  • Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Bằng lái xe

Lưu ý, giấy tờ tùy thân được dùng để xuất trình khi đăng ký kết hôn đều phải còn giá trị sử dụng.

Việc kết hôn và đăng kí kết hôn luôn vô cùng quan trọng đối với mỗi người nên luôn được chuẩn bị và sắp xếp một cách kĩ lưỡng, cẩn thận nhất. Tuy nhiên trong một vài trường hợp do bất cẩn dẫn đến mất căn cước công dân thì vẫn có thể có những giấy tờ thay thể để thực hiện thủ tục pháp lý này. Những thông tin được nêu trên đây là những thông tin hữu ích cho việc đăng kí kết hôn của mọi người. Hy vọng những thông tin được Luật Ánh Ngọc chia sẻ trong bài viết đem lại những lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.