Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng cho con sau khi đã ly hôn


Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng cho con sau khi đã ly hôn
Gia đình là tế bào của xã hội, một xã hội muốn phát triển vững mạnh, tốt đẹp, tất cả cùng đi lên thì phải bắt đầu từ một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hôn nhân có nhiều điều bất đồng, tranh cãi, có những trường hợp không thể hoà giải, hai bên không còn tình cảm thì khi đó ly hôn là lựa chọn cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Thế nhưng, ly hôn vẫn là một thực tế rất phổ biến đang diễn ra. Sau khi ly hôn thì giữa hai vợ chồng vẫn còn mối ràng buộc đó là con cái. Vấn đề đặt ra ở đây sau khi ly hôn thì cấp dưỡng nuôi con như thế nào cho hợp lý và phải làm sao khi một bên vợ/ chồng không cấp dưỡng cho con? Trong bài viết sau đây Luật Ánh Ngọc sẽ đưa ra mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng.

1.     Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con cái sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng thì vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Cụ thể được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình.

 

nghĩa vụ đối với con cái sau ly hôn

Theo đó, sau khi ly hôn, thì chỉ có quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng được hủy bỏ, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan có quy định về quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2.     Cấp dưỡng (chu cấp) được hiểu là gì? Những điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột, giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác

Cha đẻ, mẹ đẻ sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ruột (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014): Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng  quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn người nào không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Xem thêm bài viết: Sau ly hôn có phải chu cấp cho con riêng của vợ chồng không

Về mức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) 

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
  • Một khi có ký do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi, việc thay đổi này do các bên thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

mức cấp dưỡng

Về mức xử phạt khi không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn: (Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015)

- Xử phạt vi phạm hành chính: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật, từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật

- Truy cứu trách nhiệm hình sự: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, lam cho người được cấp dưỡng lâm vào trình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Về điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng: cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Có thể khẳng định người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không chung sống cùng nhau hoặc có chung sống nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái mình.

Bên cạnh đó, người được cấp dưỡng phải là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động theo quy định của pháp luật và không có tài sản để tự nôi bản thân hoặc người đang gặp khó khăn, túng thiếu. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Nói tóm lại nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Xem thêm bài viết: Quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn

3. Quy định về yêu cầu thi hành án trong vấn đề cấp dưỡng cho con sau ly hôn

3.1. Các hình thức yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án

Tại Điều 7 Luật Thi hành án 2008 có quy định như sau: Căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Như vậy, nếu bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn không làm theo đúng nghĩa vụ của mình thì bên đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án bằng các cách thức sau:

– Trực tiếp nộp đơn đến cơ quan thi hành án: đương sự có thể tự mình hoặc là uỷ quyền cho những người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức là trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau đây:

+ Tên và địa chỉ của người yêu cầu;

+ Tên và địa chỉ của người được thi hành án; của người phải thi hành án;

+ Nội dung yêu cầu thi hành án;

+ Thông tin về các tài sản, các điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

+ Ngày, tháng, năm làm đơn;

+ Chữ ký hoặc là điểm chỉ của người làm đơn.

– Trực tiếp trình bày bằng lời nói với cơ quan thi hành án: trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải lập biên bản có những nội dung quy định trên, phải có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này sẽ có giá trị như đơn yêu cầu.

– Gửi đơn yêu cầu thi hành án qua đường bưu điện.

Người yêu cầu thi hành án phải nộp bản án, quyết định hay các tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án sẽ được tính từ ngày mà người yêu cầu nộp đơn hoặc là trình bày trực tiếp hoặc là ngày có dấu của bưu điện nơi gửi. Khi mà tiếp nhận yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải kiểm tra các nội dung yêu cầu và các tài liệu được kèm theo, ghi vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

– Cơ quan thi hành án dân sự nếu từ chối yêu cầu thi hành án sẽ phải thông báo bằng văn bản cho chính người yêu cầu trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

+ Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc là nội dung yêu cầu thi hành án không liên quan đến các nội dung của bản án hay quyết định; bản án hoặc quyết định không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của những đương sự theo quy định của Luật này;

+ Cơ quan thi hành án dân sự mà được yêu cầu không có các thẩm quyền thi hành án;

+ Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

3.2. Thông báo về thi hành án

Sau khi cơ quan thi hành án chấp thuận yêu cầu thi hành án của đương sự thì phải làm thủ tục thông báo về thi hành án. Quyết định về thi hành án, về giấy báo, về giấy triệu tập và những văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án thì phải thông báo cho các đương sự, những người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ tiến hành thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo các nội dung của văn bản đó.

Việc thông báo sẽ phải thực hiện trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thi hành án ra văn bản, trừ trường hợp là cần ngăn chặn các đương sự tẩu tán, có hành vi huỷ hoại tài sản hay trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo sẽ được thực hiện theo các hình thức sau đây:

Cách 1: Thông báo trực tiếp tới người phải thi hành án:

+ Văn bản thông báo cho các cá nhân phải được giao trực tiếp và phải yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.

+ Trường hợp mà người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo sẽ được giao cho một trong số những người thân thích mà có đủ năng lực hành vi dân sự có cùng cư trú với người đó, bao gồm là vợ, chồng, là con, là ông, bà, là cha, mẹ, là bác, chú, cô, cậu, dì, là anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc là chồng của đương sự. Việc giao thông báo sẽ phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản chính là ngày được thông báo hợp lệ.

Cách 2: Niêm yết công khai:

+ Việc niêm yết công khai về văn bản thông báo sẽ chỉ được thực hiện khi mà không rõ về địa chỉ của người được thông báo hoặc là không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Cơ quan thi hành án dân sự sẽ trực tiếp hoặc là ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc là nơi cư trú cuối cùng của những người được thông báo thực hiện việc niêm yết.

Cách 3: Thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng:

+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ chỉ được thực hiện khi mà pháp luật có các quy định hoặc là khi đương sự có yêu cầu.

+ Trường hợp là xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi mà đương sự cư trú thì việc thông báo sẽ chỉ được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc là trên đài phát thanh hay đài truyền hình của tỉnh của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp.

+ Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên các phương tiện thông tin đại chúng chính là ngày được thông báo hợp lệ.

3.3. Thời hạn tự nguyện thi hành án

Thời hạn để bên phải thi hành án tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày mà người phải thi hành án đã nhận được quyết định thi hành án hoặc là được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.

Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế.

4.     Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con

Theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014), đơn yêu cầu thi hành án cần có những nội dung sau:

  1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
  2. a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  3. b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  4. c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
  5. d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
  6. đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
  1. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

  1. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này

 

mức cấp dưỡng

Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

----o0o----

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

(Đối với Bản án số ...................... ngày ................... của Toà án nhân dân ........................)

Kính gửi: CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN (QUẬN) . . . .

Tôi tên là: …………………………... Sinh năm: ………………….....……

CMND số ...............................ngày cấp.................Nơi cấp....................

Nơi thường trú:.......................................................................................

Chỗ ở hiện tại : ……………………………………………………………...

SĐT:.............................................Gmail:..................................................

Tôi làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự huyện (quận ) ... thi hành Bản án số: …

ngày ………………. của Toà án Nhân dân …………………………………

Nội dung yêu cầu: ………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….........…

Tôi kính mong Cơ quan Thi hành án dân sự huyện (quận) ... yêu cầu: (người phải thi hành án)

thực hiện các yêu cầu trên theo bản án đã tuyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Đính kèm: (bản sao)

Bản án số …

CMND, Hộ khẩu

Tỉnh/ thành phố , ngày … tháng  năm 

Người yêu cầu

 

Hôn nhân là một hình thức ràng buộc con người trong một thể chế xã hội chặt chẽ, khuôn phép, cùng tuân thủ theo những nguyên tắc mà luật pháp quy định về hôn nhân và gia đình. Khi kết thúc hôn nhân thì điều ràng buộc duy nhất còn lại là con cái bởi con cái chính là điều quý giá nhất đối với cha mẹ. Việc cùng nhau nuôi con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ đương nhiên của cả cha và mẹ. Vì vậy, việc cấp dưỡng nuôi con là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, qua bài viết này, Luật Ánh Ngọc xin được chia sẻ đến quý vị những thông tin pháp lý liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn và mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng.Với những thông tin được chia sẻ trên đây, Luật Ánh Ngọc hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của quý vị. Để biết thêm chi tiết về các quy định cấp dưỡng, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Ánh Ngọc qua trang web. Hy vọng những thông tin được Luật Ánh Ngọc chia sẻ trong bài viết đem lại những lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện cấp dưỡng nuôi con. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.