Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là cơ quan nào?


Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là cơ quan nào?
Kết hôn là dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Việc đăng ký kết hôn tại uỷ ban nhân dân là điều cần thiết để ghi nhận tính hợp pháp của mối quan hệ và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Bài viết sau đây Luật Ánh Ngọc sẽ giải đáp câu hỏi cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật mới có giá trị pháp lý.

thẩm quyền đăng ký kết hôn

1.1. Đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau được quy định tại Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn.

- Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

+ Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

+ Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, trường hợp hai công dân Việt Nam đăng ký kết hôn thì thẩm quyền đăng ký là UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

1.2.Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:

  • Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
  • Đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền

Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng ký kết hôn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn.

đăng ký kết hôn

2.1. Đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài

Khi đi làm giấy đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ phải có mặt tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ghi đầy đủ thông tin của cả hai bên nam và nữ. Nếu muốn, hai bên có thể khai chung trên một tờ khai đăng ký kết hôn (nếu đăng ký trực tiếp).

- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn.

- Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

2.2. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Khi đi làm giấy đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền và cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ghi đầy đủ thông tin của cả hai bên nam và nữ. 

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài, xác nhận rằng cả hai bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. 

- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, và có giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

- Người nước ngoài phải xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Nếu không có hộ chiếu, có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1. Điều kiện cơ bản để đăng ký kết hôn

Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể:

Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Về ý chí: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Về năng lực hành vi: Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Căn cứ vào điều 22 Bộ luật dân sự 2015, Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn nêu tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình như: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ…

Không phải hôn nhân đồng tính: Hiện nay Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo đó, những người cùng giới tính có thể sống chung với nhau, nhưng không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quan hệ hôn nhân, gia đình.

3.2. Đăng ký kết hôn được cấp mấy bản?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn. Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, sau khi nam, nữ cùng ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận. (theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 123).

Như vậy, đăng ký kết hôn sẽ được cấp thành 02 bản chính cho mỗi bên vợ, chồng giữ 01 bản.

3.3. Sau bao ngày sẽ được cấp giấy đăng ký kết hôn?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Kết hôn được xem là một trong những nhu cầu quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân. Thông qua việc đăng ký kết hôn, những cặp vợ chồng sẽ được pháp luật công nhân và bảo vệ quyền lợi. Việc đăng ký kết hôn phải đúng tại cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. 

Chính vì vậy, những thông tin mà Luật Ánh Ngọc cung cấp trên đây về cơ quan có thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn sẽ giúp ích cho các cặp đôi.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.