Hiện tại tôi đang có tranh chấp đất đai với anh Nguyễn Văn T. Tôi đã gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND xã ĐT. Tuy nhiên, sau khi hòa giải tại UBND xã ĐT tôi với anh T vẫn không thống nhất được với nhau. Sau đó, tôi làm đơn yêu cầu hòa giải đến UBND huyện Z, UBND huyện Z đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai giữa tôi và anh T. Tôi không đồng ý với kết quả hòa giải của UBND huyện Z, giờ tôi muốn khiếu nại kết quả hòa giải của UBND huyện Z thì tôi phải nộp đơn ở đâu? và cách thức viết đơn như thế nào? (Câu hỏi từ anh Trương Hòa Q)
1. Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011)
2. Các hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn hoặc trực tiếp.
- Nếu khiếu nại được thực hiện bằng đơn, đơn khiếu nại phải ghi rõ thông tin: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên và địa chỉ của người khiếu nại; tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị khiếu nại; nội dung và lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải được ký tên hoặc điểm chỉ bởi người khiếu nại.
- Nếu người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp, người tiếp nhận sẽ hướng dẫn viết đơn khiếu nại hoặc ghi lại thông tin khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại xác nhận vào văn bản.
(Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011).
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, trong trường hợp của anh Trương Hòa Q, anh không đồng ý với kết quả hòa giải của UBND huyện Z thì anh có thể làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện Z. Nếu sau khi khiếu lại lần đầu mà vẫn không đồng ý kết quả của Chủ tịch UBND huyện Z, anh Q có thể tiếp tục làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, anh nhé!
4. Hướng dẫn viết đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
5. Trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại
- Người khiếu nại phải nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Đơn khiếu nại phải nêu rõ thông tin cá nhân của người khiếu nại, tên đơn vị, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết.
Bước 2: Xác minh nội dung đơn khiếu nại và tiến hành thụ lý đơn
- Sau khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh, thu thập thông tin liên quan đến vụ việc. Nếu cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu người khiếu nại cung cấp thêm thông tin hoặc bổ sung đơn khiếu nại.
- Sau khi hoàn tất xác minh, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc.
Bước 3: Tiến hành giải quyết khiếu nại
- Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ được thông báo cho người khiếu nại bằng văn bản hoặc trực tiếp thông qua hội đồng giải quyết khiếu nại.
- Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền, họ có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cao hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Bước 4: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không còn khiếu nại.
- Trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại không được thi hành đúng thời hạn, người khiếu nại có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Nếu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị yêu cầu thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn viết đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai tại Công ty luật Ánh Ngọc
- Công ty Luật Ánh Ngọc là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và toàn diện cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Luật Ánh Ngọc cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý tốt nhất, giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi ích.
- Công ty Luật Ánh Ngọc tư vấn viết đơn khiếu nại hoặc đơn kháng nghị cho khách hàng như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Luật sư của công ty sẽ thu thập thông tin về vấn đề mà khách hàng muốn khiếu nại, bao gồm các tài liệu, hợp đồng, quyết định, giấy tờ liên quan đến vấn đề đó.
Bước 2: Phân tích và đánh giá
Luật sư của công ty sẽ phân tích và đánh giá thông tin thu thập được để xác định tính hợp pháp của vấn đề và khả năng giải quyết.
Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết
Dựa trên phân tích và đánh giá, luật sư của công ty sẽ lập kế hoạch giải quyết vấn đề và đề xuất các giải pháp phù hợp.
Bước 4: Viết đơn khiếu nại
Sau khi đã có kế hoạch giải quyết, luật sư của công ty sẽ viết đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật và yêu cầu khách hàng xác nhận lại nội dung trước khi gửi đi.
Bước 5: Theo dõi và giải quyết
Công ty Luật Ánh Ngọc sẽ theo dõi quá trình giải quyết và làm việc với cơ quan có thẩm quyền để đạt được kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Tất cả các bước trên sẽ được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao của Công ty Luật Ánh Ngọc.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn viết Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng những giải pháp pháp lý tốt nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn ngay hôm nay!