1. Hung khí là gì?
Hung khí là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây tổn hại sức khoẻ và thương tích cho người khác, cụ thể:
- Vũ khí: Vũ khí quân dụng (súng trường, súng liên thanh,…), vũ khí thể thao (súng trường, súng hơi,…), súng bắn, vũ khí thô sơ (mã tấu, mác, kiếm,…).
- Phương tiện nguy hiểm là dụng cụ, công cụ, dụng cụ được chế tạo để phục vụ cho cuộc sống con người trong sinh hoạt, trong sản xuất (cuốc, xẻng, liềm, dao,…) hoặc vác vật dụng và người tội phạm chế tạo ra nhằm làm phương hiện thực hiện tội phạm (bom xăng tự chế, súng hơi,…) hoặc có vật dụng sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng vật dụng đó để tấn công người khác sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ hoặc tính mạng của người bị tấn công (cành cây, hòn đá,…)
2. Xử lý hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí gây thương tích
2.1. Xử phạt hành chính
Trong trường hợp người có hành vi sử dụng hung khí gây thương tích cho người khác nhưng tỷ lệ thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tuỳ theo mức độ, tính chất của hành vi, người vi phạm sẽ áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền với các mức phạt như sau:
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh đối với người bị thương tích.
2.2. Xử lý hình sự
Trong trường hợp người có hành vi sử dụng hung khí cố ý gây thương tích có đủ các dấu hiệu dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự:
Tùy thuộc vào mức độ và tính chất hành vi cố ý gây thương tích, người phạm tội có thể bị truy cứu với các khung hình phạt khác nhau.
- Khung hình phạt cơ bản: Trường hợp người phạm tội dùng vũ khí, vật liệu nổ hoặc các hung khí nguy hiểm khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác từ 01% đến dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội gây thương tích hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.
- Các khung hình phạt tăng nặng còn lại: Tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật mà người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù với mức phạt tù như sau:
- Trường hợp người phạm tội chuẩn bị hung khí hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
3. Một số câu hỏi liên quan
- Câu hỏi 1: Chuẩn bị hung khí nhưng không gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Câu hỏi 2: Sử dụng mã tấu đánh người gây thương tích dưới 11% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Có thể bạn quan tâm: Ngăn chặn bạo lực: Quy định về xử lý hành vi thuê người đánh nhau
Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Ngọc về cách thức xử lý đối với hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời.