1. Hợp đồng thi công là gì?
Hợp đồng thi công hay hợp đồng thi công xây dựng công trình là một loại hợp đồng xây dựng.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP đã quy định hợp đồng thi công xây dựng công trình là “hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư".
Như vậy, Hợp đồng thi công được hiểu là văn bản ghi nhận việc một bên giao cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thi công xây dựng công trình, nhà ở hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình đã có.
2. Mẫu hợp đồng thi công
Theo quy định pháp luật, Hợp đồng thi công cũng là một loại hợp đồng xây dựng cho nên nội dung của hợp đồng cũng sẽ bao gồm các điều khoản chính theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014.
>>Click để tải và xem chi tiết mẫu hợp đồng: Tải Mẫu Hợp đồng thi công
3. 05 lưu ý đối với hợp đồng thi công
3.1. Nội dung hợp đồng
Khó khăn đầu tiên của các bên là xác định được nội dung Hợp đồng, tức là xác định phạm vi công việc mà một bên phải thực hiện cho Bên kia theo Hợp đồng. Một dự án xây dựng thông thường có nhiều hạng mục, nhiều nhà thầu con, vì thế, nếu không xác định chính xác nội dung công việc phải thực hiện thì rất dễ làm phát sinh các công việc sau này không được thỏa thuận trong Hợp đồng, từ đó làm phát sinh thêm chi phí ngoài dự toán.
3.2. Nghiệm thu công trình/công việc
Để đảm bảo việc nghiệm thu được thực hiện một cách rõ ràng và tránh tranh chấp thì cần thỏa thuận rõ các tiêu chí sau đây:
- Chất lượng, tiêu chuẩn công trình, hạng mục hoặc công việc, sản phẩm hoàn thành.
- Thành phần nghiệm thu gồm những ai và bắt buộc các bên phải ký xác nhận vào Biên bản nghiệm thu. Công việc được xem là đã nghiệm thu khi tất cả các bên (Chủ đầu tư, Nhà thầu, Bên Tư vấn,…) đều xác nhận đồng ý nghiệm thu công việc và không có bất kỳ ý kiến yêu cầu khắc phục, sửa chữa đối với bất kỳ hạng mục, công việc nào.
3.3. Thời hạn liên quan đến công việc
Quy định rõ ràng và logic các điều khoản về thời gian nhằm đảm bảo công trình được hoàn thiện trong thời hạn yêu cầu, tránh gia hạn hoặc bỏ dở công trình trong quá trình thực hiện. Lưu ý đến nghĩa vụ thời hạn của các Nhà thầu có các công việc liên quan đến nhau để tránh sự vi phạm của nhà thầu này làm kéo theo sự gia hạn thời gian của nhà thầu khác.
Một số nội dung về thời hạn cần lưu ý như sau:
– Thời hạn hoàn thành công việc (công trình). Lưu ý thời hạn do kéo dài thời gian chậm trễ hoặc khắc phục các sai sót, sửa chữa để đảm bảo công trình không vượt quá mức thời gian tối đa cho phép.
– Thời hạn hoàn thành việc khắc phục các sai sót, sửa chữa công trình, hoàn thành mà không đạt yêu cầu nên quy định thời hạn tối đa. Nếu như quá thời hạn đó nghĩa là Chủ đầu tư/Bên thuê dịch vụ được quyền thuê đơn vị khác thực hiện và yêu cầu bên kia bồi thường và phạt vi phạm,…
– Đối với các thông báo yêu cầu của các bên: Để đảm bảo việc xác định vi phạm cũng như giới hạn các mốc thời hạn thì nên thỏa thuận điều khoản thông báo yêu cầu chặt chẽ như: địa chỉ, đơn vị nhận hoặc người đại diện, hình thức thông báo,…
3.4. Bảo lãnh, thanh toán
Nhà thầu phải được bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, bảo hành công trình. Có thể thấy, đây là điều khoản nhằm bảo vệ Chủ đầu tư/Bên thuê tư vấn tránh những rủi ro do Nhà thầu/Bên cung cấp dịch vụ có thể gây ra.
Việc bảo lãnh này nên được thiết lập liên quan mật thiết đến điều khoản thanh toán, điều khoản thực hiện công việc và điều khoản bảo hành công trình, công việc.
3.5. Phạt vi phạm, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Nội dung vi phạm: Trong hoạt động xây dựng có nội dung công việc khá rộng nên những vi phạm phát sinh từ đó cũng rất khác nhau. Có những vi phạm có thể ảnh gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng có những vi phạm không tác động nhiều đến bên bị vi phạm. Vì thế cần xác định hai loại vi phạm cơ bản là vi phạm nhẹ (có thể yêu cầu khắc phục, cảnh cáo trước) và loại vi phạm nghiêm trọng (xử phạt, bồi thường và có thể là căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng).
Chế tài xử lý: Việc thỏa thuận điều khoản về chế tài để xử lý vi phạm là một việc khó khăn và có thể làm cho việc ký kết hợp đồng không thể thực hiện được. Nhưng nếu các bên né tránh điều khoản này mà quy định sơ sài thì sau này sẽ không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình khi bên kia vi phạm.
Điều khoản này nên cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Mức phạt vi phạm do nghĩa vụ chậm thanh toán hoặc chậm hoàn thành công việc theo yêu cầu. Tùy tình huống vi phạm mà các bên sẽ thực hiện các công việc như: Đơn phương chấm dứt hợp đồng, khởi kiện ra tòa, thay đổi chế tài khác (tăng nặng chế tài), ...
– Thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Chế tài bồi thường thiệt hại không giới hạn mức bồi thường mà là thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó.
Thông thường các đơn vị Nhà thầu/Nhà tư vấn nhỏ rất sợ điều khoản bồi thường thiệt hại này. Họ sẵn sàng nâng mức phạt vi phạm lên 15% hoặc 20% (trong khi luật cho phép tối đa là 12%) giá trị hợp đồng bị vi phạm nhưng cố gắng bỏ điều khoản bồi thường thiệt hại ra khỏi Hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro cho các bên trong Hợp đồng dịch vụ
4. Dịch vụ tư vấn và soạn thảo Hợp đồng thi công của Công ty Luật Ánh Ngọc
Công ty Luật Ánh Ngọc tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và soạn thảo các loại hợp đông, trong đó có các hợp đồng dịch vụ thi công, xây dựng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tranh chấp từ giao dịch, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng.
Để được tư vấn cụ thể về hợp đồng bạn ký kết, liên hệ với Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay!