1. Hai biển báo nhường đường cho người đi bộ
Hiện nay, biển báo nhường đường cho người đi bộ gồm các biển báo:
-
W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”: hình tam giác với nền màu vàng, viền đỏ, ở giữa có hình vẽ người đi bộ màu đen;
-
I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”: hình vuông, nền màu xanh, giữa biển có hình tam giác màu trắng và hình vẽ người đi bộ màu đen.
Tại những nơi lắp đặt các biển báo này, người tham gia giao thông cần lưu ý:
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, khi có người đi bộ, người khuyết tật đi qua thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường
- Trường hợp những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện nếu thấy người đi bộ, xe lăn người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn
- Trong trường hợp người lái xe muốn chuyển hướng thì phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp.
2. Nhường đường khi không có biển báo nhường đường cho người đi bộ
Không phải mọi vị trí giao thông đều có biển báo nhường đường cho người đi bộ. Trong một số trường hợp, người điều khiển phương tiện vẫn phải nhường đường cho người đi bộ":
Khi đi qua phà, cầu phao, người điều khiển xe cơ giới, xe máy phải nhường đường cho người đi bộ lên bến phà trước và được đi xuống phà trước. Ngoài ra, người tham gia giao thông khi qua phà, qua cầu phao phải nhường đường theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Xe được quyền ưu tiên: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; đoàn xe tang
- Xe chở thư báo;
- Xe chở thực phẩm tươi sống
- Xe chở khách công cộng.
3. Các quy tắc nhường đường khác
3.1. Nhường đường cho xe ưu tiên
Biển báo nhường đường cho người đi bộ là căn cứ để xác định các vị trí cần phải nhường đường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù có biển báo nhường đường cho người đi bộ nhưng các phương tiện tham gia giao thông vẫn có thể không cần phải chấp hành.
Hiện nay, pháp luật quy định thứ tự xe ưu tiên như sau:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh
- Đoàn xe tang.
Có thể thấy, đối với những loại xe ưu tiên, khi gặp biển báo nhường đường sẽ không phải tuân thủ.
Như vậy, khi gặp xe được quyền ưu tiên đang bật tín hiệu ưu tiên, người lái xe phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường và không được cản trở xe được quyền ưu tiên.
3.2. Nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau
Khi tại nơi đường bộ giao nhau, người lái xe cần tuân thủ các quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông như sau:
- Tại nơi giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người lái xe phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. Trường hợp có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì người lái xe nhường đường cho xe đi bên trái
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì người lái xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
3.3. Nhường đường tại nơi đường nhỏ hẹp, dốc, có chướng ngại vật
Trường hợp tham gia giao thông trên đường hai chiều không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, khi có trường hợp cần phải tránh xe đi ngược chiều, người lái xe cần tuân thủ các quy tắc nhường đường sau:
- Nếu đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì người lái xe nào gần chỗ tránh hơn thì phải vào vị trí tránh, nhường đường cho người lái xe kia đi
- Người lái xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc
- Người lái xe nào gặp chướng ngại vật phía trước thì phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
Mọi người cũng xem: Xử phạt nghiêm khắc tài xế chạy ngược chiều trên đường cao tốc
4. Xử phạt không tuân thủ biển báo nhường đường cho người đi bộ
Trong trường hợp người điều khiển xe không tuân thủ việc nhường đường cho người đi bộ thì có thể bị xử phạt như tuỳ vào từng phương tiện:
Phương tiện | Xe ô tô và các xe tương tự | Xe máy và các xe tương tự |
Máy kéo, xe máy chuyên dụng |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác |
Mức xử phạt | 300.000 đồng đến 400.000 đồng | 100.000 đồng đến 200.000 đồng | 100.000 đồng đến 200.000 đồng | 80.000 đồng đến 100.000 đồng |
5. Các trường hợp xử phạt vi phạm nhường đường khác
Ngoài việc bị xử phạt khi không tuân thủ quy tắc nhường đường, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm nhường đường khác như sau:
Xe ô tô và các xe tương tự | Xe máy và các xe tương tự | |
Tại nơi giao nhau | 400.000 đồng đến 600.000 đồng | 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính | 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Tại nơi đường hẹp, dốc, có chướng ngại vật | 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng | 100.000 đồng đến 200.000 đồng |
Đối với xe ưu tiên | 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
6. Không nhường đường khi tham gia giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong một số trường hợp, người tham gia giao không không nhường đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi không nhường đường gây thương tích, tổn hại sức khoẻ của người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác. Cụ thể như sau:
- Không nhường đường khiến gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
- Không nhường đường làm người khác chết hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
- Không có giấy phép lái xe, hoặc đang trong tình trạng sử dụng bia, rượu, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích;
- Không chấp hành mệnh lệnh của cảnh sát giao thông;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
Có thể bạn quan tâm: Lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường bị xử lý thế nào?
Trên đây là một số nội dung liên quan đến biển báo nhường đường cho người đi bộ mà người điều khiển phương tiện cần lưu ý để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.