1. Cơ sở pháp lý
- Luật Quảng cáo 2012;
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.
2. Phát tờ rơi có bị phạt không?
Hiện nay, để bảo vệ quyền cạnh tranh, quyền tự do kinh doanh và lợi ích của người tiêu dùng, hoạt động phát tờ rơi quảng cáo bị cấm trong các trường hợp dưới đây:
- Hoạt động quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, mất trật tự an ninh, quốc phòng;
- Việc quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái thuần phong mỹ tục, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
- Việc quảng cáo gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác như sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết khi chưa được đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép trong hoạt động quảng cáo;
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố của tổ chức, cá nhân khác về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, ;
- Thực hiện hành vi so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm;
- Sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự trong tờ rơi quảng cáo mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Như vậy, không phải mọi trường hợp phát tờ rơi đều bị phạt. Chỉ những trường hợp người phát tờ rơi thuộc các trường hợp nêu trên hoặc việc phát tờ rơi ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự xã hội thì mới bị phạt.
3. Phát tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào?
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát tờ rơi có thể bị xử phạt hành chính như sau:
3.1. Hình phạt chính
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo vi phạm về nội dung:
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP,... chịu mức
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về:
- Khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì bị xử .
Lưu ý:
- Mức phạt tiền trên được áp dụng cho một hành vi vi phạm. Trường hợp chủ thể vi phạm từ 02 hành vi trở lên, mức phạt tiền bằng tổng trung bình mức phạt của tất cả các hành vi. Trường hợp hành vi thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Mức phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với mỗi hành vi của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền của cá nhân.
3.2. Hình phạt bổ sung
3.3. Biện pháp khắc phục hậu quả
-
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
-
Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 34 Nghị định này;
-
Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định này.
4. Một số lưu ý về việc phát tờ rơi
Hiện nay, các doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh thường áp dụng biện pháp "phát tờ rơi quảng cáo ", chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Hình thức này được trình bày dưới dạng hình ảnh, tờ đơn hoặc tờ gấp, in màu hoặc không in màu, với nhiều kiểu dáng và khổ in khác nhau, tờ rơi từ lâu đã trở thành một phần trong công việc quảng bá tiếp thị.
Mục đích của việc phát tờ rơi nhằm giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm, thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm. Có thể thấy hình thức quảng cáo truyền thống phát tờ rơi vẫn được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi bởi hiệu quả quảng bá nhanh và tiếp cận được một số lượng khách hàng lớn, chi phí áp dụng thấp.
Theo quy định pháp luật hiện nay, không có quy định nào về việc phải xin giấy phép khi phát tờ rơi, vì vậy việc phát tờ rơi quảng cáo mỹ phẩm không cần thiết phải xin giấy phép.
Tuy nhiên cần lưu ý về các hành vi pháp luật cấm khi thực hiện phát tờ rơi quảng cáo mỹ phẩm để tránh gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Qua bài viết trên, chúng ta đã có thể giải đáp được thắc mắc: "Phát tờ rơi có bị phạt không?" để có những kiến thức nhất định trong quá trình thực hiện phát tờ rơi, tránh phát sinh lỗi vi phạm không đáng có. Điều này không chỉ góp phần xây dựng sự tin tưởng trong tầm nhìn của thương hiệu của bạn mà còn đảm môi trường kinh doanh lành mạnh.