Bắt cóc trẻ em nhằm mục đích tống tiền bị xử phạt bao nhiêu năm tù?


Bắt cóc trẻ em nhằm mục đích tống tiền bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Hành vi bắt cóc trẻ em là một tội ác nghiêm trọng và được quy định chặt chẽ theo pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Pháp luật đã và đang đặt ra các quy tắc và hình phạt để ngăn chặn và trừng phạt những người thực hiện hành vi này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây về các hình phạt đối với tội bắt cóc trẻ em nhằm tống tiền cùng Luật Ánh Ngọc nhé!

Vừa qua xảy ra một vụ việc đầy thương tâm người giúp việc bắt cóc em bé 21 tháng tiền để tống tiền 1,5 tỷ đồng nhưng bất thành. Sau khi sát hại em bé và kẻ phạm tội nhảy cầu tự tử sau đó tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã để lại nỗi đau tinh thần quá lớn cho gia đình nạn nhân. Đây cũng là một bài học cảnh tỉnh cho người dân trong việc bảo vệ con trẻ. Thời gian gần đây, hành vi bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên nó đang diễn biến rất phức tạp. Sự tinh vi, manh động và khả năng ẩn náu của những kẻ phạm tội này đã khiến việc xác định và truy tìm chúng trở nên khó khăn hơn. Những vụ việc này không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn đe dọa đến sự an toàn và trật tự xã hội. Vậy chế tài xử lý những kẻ phạm tội bắt cóc trẻ em để tống tiền được pháp luật quy định như thế nào?

1. "Hành vi bắt cóc trẻ em" theo quy định của pháp luật

Trẻ em là nguồn tài nguyên quý báu và tương lai của quốc gia, sẽ trở thành người lãnh đạo, công dân và lao động chủ chốt trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia. Tại Việt Nam, có các quy định pháp luật quan trọng liên quan đến trẻ em, nhằm bảo vệ quyền lợi và phát triển toàn diện của trẻ. Luật Trẻ em quy định rằng: "Trẻ em là những người dưới 16 tuổi". Trẻ em luôn cần phải được chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng, do đó bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền lợi, sức khỏe của trẻ em đều bị pháp luật ngăn cấm. Đặt biệt là hành vi bắt cóc trẻ em.

Hệ thống pháp luật thường xác định rõ các yếu tố cần thiết để xem xét một hành vi là bắt cóc trẻ em, bao gồm việc bắt giữ, giữ lại hoặc đưa dẫn trẻ em đi nơi khác mà không có sự đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ. Hành vi này còn bao gồm việc đe dọa, bạo lực, lạm dụng trẻ em hoặc sử dụng chúng cho mục đích tội phạm khác.

Tùy vào mức độ, tính chất và mục đích phạm tội của hành vi bắt cóc trẻ em thì có thể cấu thành một trong 4 tội phạm sau theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

  • Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153)
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
  • Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
  • Tội bắt cóc con tin (Điều 301)

Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền thuộc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây loại tội phạm này được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xem thêm bài viết: Bao che cho người bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

2. "Tội bắt cóc trẻ em" nhằm mục đích tống tiền bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Sử đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Tùy vào mức độ phạm tội sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau đối với tội bắt cóc trẻ em. Theo đó, Luật Ánh Ngọc giả định về vụ việc sau:

Do ham mê cờ bạc mà bị thua lỗ liên tiếp, để có tiền trả nợ, Anh S có hành vi bắt cóc bé M với mục đích đòi gia đình bé M phải trả một khoản tiền chuộc bé. Do đó, hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền của anh S và các khung xử phạt cụ thể theo quy định như sau:

  • Khung hình phạt 1: Anh S sẽ bị phạt tù tù từ 02 năm đến 07 năm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nếu anh S bắt cóc bé M làm con tin nhằm bắt gia đình bé M đưa tiền chuộc.
  • Khung hình phạt 2: Anh S sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến12 năm nếu anh S phạm tội như sau:

 

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
(trích dẫn khoản 2 Điều 169 BLHS về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản)

 

  • Khung hình phạt 3: Anh S sẽ bị phạt từ từ 10 năm đến 18 năm nếu anh S phạm tội như sau:

 

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

(trích dẫn khoản 3 Điều 169 BLHS về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản)

  • Khung hình phạt 4: Anh S có thể bị bị áp dụng hình phạt tù từ 15 đến 20 năm và khung cao nhất là tù chung thân nếu anh S phạm tội như sau:

 

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

(trích dẫn khoản 4 Điều 169 BLHS về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản)

Bên cạnh đó, anh S còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản nếu có các tình tiết tăng nặng.

Như chúng ta có thể thấy tội bắt cóc trẻ em tống tiền không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản mà còn là nỗi ám ảnh tinh thần cho các gia đình. Đây không chỉ là một hành vi phi nhân đạo mà còn có thể chứa đựng những yếu tố đe dọa và bạo lực cực kỳ đáng trách. Những kẻ phạm tội này không ngần ngại sử dụng sức mạnh và bạo lực để gây ra sự đau đớn trên cơ thể trẻ em cũng như bắt trẻ em làm con tin, sau đó yêu cầu gia đình nan nhân phải đánh đổi tài sản hoặc tiền bạc để đảm bảo sự sống còn của các trẻ em. Chính vì vậy pháp luật đã có những biện pháp vô cùng nghiêm khắc đối với tội bắt cóc trẻ em sẽ không chỉ phải bồi thường cho nạn nhân mà tất cả các hành vi phạm tội đều sẽ phải đi tù, các khung hình phạt được quyết định sẽ tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của từng hành vi như đã nêu trên.

3. Các kỹ năng phòng tránh "hành vi bắt cóc trẻ em"

Phòng tránh hành vi bắt cóc trẻ em là một ưu tiên quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ của trẻ. Dưới đây Luật Ánh Ngọc đề cập một số kỹ năng và biện pháp quan trọng để giúp các gia đình và trẻ em trong phòng tránh tình huống bắt cóc:

1. Giáo dục về an toàn: Gia đình, thầy cô và xã hội giáo dục trẻ hiểu về rủi ro và các cách đối phó khi gặp các tình huống nguy hiểm. Trẻ em cần biết cách nhận biết người tin cậy và không nên nói chuyện với người lạ.

2. Giữ liên lạc: Hãy dạy trẻ cách liên lạc với bạn bè và gia đình, ví dụ như sử dụng điện thoại di động hoặc việc sử dụng điện thoại cố định để báo tin tức hay nhận sự giúp đỡ.

3. Luôn có người hỗ trợ: Hãy khuyến khích trẻ không đi một mình, đặc biệt là trong những nơi công cộng. Nếu không thể có người hỗ trợ, trẻ nên biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh hoặc nhân viên cửa hàng, cơ quan chức năng gần đó.

4. Đảm bảo nơi sống: Hãy đảm bảo rằng nhà cửa, trường học và những nơi trẻ thường đi qua đều an toàn, có bảo vệ và an ninh.

7. Hỗ trợ tâm lý: Hãy lắng nghe và hỗ trợ tâm lý trẻ, nếu trẻ cảm thấy lo lắng hoặc có dấu hiệu căng thẳng nếu trẻ phát hiện có ai đó theo dõi mình hoặc có người lạ tiếp cận.

8. Thực hiện các buổi mô phỏng: nhà trường hoặc bố mẹ có thể lập kế hoạch cho việc phòng tránh hành vi bắt cóc và tập trẻ thực hiện nó thường xuyên như các tình huống khi bắt gặp người lạ cho kẹo hay lôi kéo làm việc gì khác.

9. Giám sát trực tuyến: Kiểm tra hoạt động trực tuyến của trẻ, đảm bảo họ không chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến với người lạ và không tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc hoạt động nguy hiểm.

10. Báo cáo: Hãy khuyến khích trẻ biết cách báo cáo bất kỳ hành vi kỳ quái hoặc đáng ngờ nào đến người giám sát, và người giám sát nên biết cách xử lý thông tin này một cách nghiêm túc và tôn trọng.

Ngoài ra, pháp luật cũng đưa ra các biện pháp bảo vệ trẻ em và gia đình họ bằng cách thiết lập các cơ quan quản lý và tổ chức phi chính phủ chuyên về trẻ em, như trung tâm hỗ trợ nạn nhân và các cơ quan chức năng. Những nơi này có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ tâm lý, y tế và pháp lý cho các nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng.

Xem thêm bài viết: Xử lý các tổ chức bắt ép trẻ em đi ăn xin theo quy định pháp luật

Tóm lại, tội bắt cóc trẻ em không chỉ gây ra hậu quả cho cá nhân và gia đình của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau để ngăn chặn và ngăn ngừng hành vi này, bảo vệ trẻ em và tạo ra một xã hội an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Trên đây là bài viết pháp lý về Tội bắt cóc trẻ em nhằm mục đích tống tiền sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù? cùng các thông tin hữu ích trong việc phòng tránh tội bắt cóc trẻ em mà Luật Ánh Ngọc gửi bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này hoặc có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tận tâm và nhiệt tình nhất.

 

 

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.