Các Tội Chiếm Đoạt Tài Sản: Phân Loại, Đặc Điểm Pháp Lý


Các Tội Chiếm Đoạt Tài Sản: Phân Loại, Đặc Điểm Pháp Lý

Tội chiếm đoạt tài sản gồm có mấy loại theo Bộ luật Hình sự 2015? Làm thế nào để kết luận có hành vi chiếm đoạt tài sản? Người phạm tội chiếm đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi nào? Người bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản có bị tước quyền công dân không? Trên đây là những câu hỏi thường gặp khi bị chiếm đoạt tài sản, hãy cùng Luật Ánh Ngọc giải đáp qua bài viết này nhé. 

1. Phân loại các tội về chiếm đoạt tài sản

Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội chiếm đoạt tài sản có 06 loại: 

1.1. Tội trộm cắp tài sản

Người phạm tội thực hiện hành vi lấy cắp tài sản của người khác, hành vi này diễn ra trong trạng thái lén lút (quy định theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015).

Ví dụ: Lén lút đột nhập vào nhà và lấy tài sản, lợi dụng người khác sơ hở để lấy trộm vật phẩm (điện thoại/ xe máy/ tiền),...

1.2. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai, không che đậy (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015).

Ví dụ: Dùng vũ lực đe dọa hoặc khống chế để lấy tài sản, cướp giật,...

1.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sử dụng các chiêu trò với mục đích chiếm đoạt tài sản trái pháp luật của người khác (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015). 

Ví dụ: Tạo ra một trang web giả/ giả danh cơ quan có thẩm quyền hoặc người khác, đưa thông tin sai lệch đến người bị hại. 

1.4. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Cá nhân/ tổ chức lợi dụng sự tin tưởng của người khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015).

Ví dụ: Hành vi cho người khác vay, mượn hoặc thuê tài sản hoặc nhận tài sản từ người khác và dùng thủ đoạn với mục đích trục lợi hoặc bỏ trốn. 

1.5. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Hành vi áp dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)

Ví dụ: Sử dụng phần mềm độc hại để xâm nhập (hack) tài sản ngân hàng của người khác hoặc gian dối, dụ dỗ cài đặt ứng dụng giả vào điện thoại để đánh cắp thông tin cá nhân. 

1.6. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vị trí của mình để chiếm đoạt tài sản công (Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015).

Ví dụ: Người có quyền hạn (như là cán bộ, chủ tịch công ty, giám đốc,...) lợi dụng chức sắc của mình để dễ dàng chiếm đoạt được tài sản.  

2. Đặc điểm pháp lý chung của các tội chiếm đoạt tài sản

04 yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản bao gồm:

2.1. Về mặt khách quan

Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Giá trị tài sản: Từ 2.000.000 triệu đồng trở lên. 

2.2. Về mặt chủ quan

Hành vi chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý.

2.3. Về mặt khách thể

Các tội chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. 

2.4. Về mặt chủ thể

Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.  

3. Các khung hình phạt về tội chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ 05 hình phạt, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hình vi gây ra, giá trị tài sản và các tình tiết tăng nặng khác, cụ thể theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015: 

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù khi thuộc một trong các trường hợp sau:  
    • Có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp;
    • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; 
    • Tái phạm nguy hiểm; 
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng cho 02 trường hợp:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; 
    • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt 12 năm đến 20 năm tù hoặc án chung thân khi: 
    • Giá trị tài sản lên đến 500 triệu đồng;
    • Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm. 

Lưu ý: Hành vi chiếm đoạt tài sản bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản nếu chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn hoặc chủ thể khác. 

4. Người phạm tội chiếm đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

  • Các chính sách, pháp luật bị thay đổi làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử;
  • Khi có quyết định đại xá. 

5. Người bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản có bị tước quyền công dân không?

Người bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015: 

  • Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
  • Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang. 

Thời hạn bị tước quyền công dân: từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đối với hưởng án treo.

6. Viên chức chiếm đoạt tài sản công thì bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Hành vi chiếm đoạt tài sản công của viên chức bị xử phạt hành chính nếu hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP). 

Có 03 mức phạt sau: 

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

7. Mượn nợ dùng sai mục đích thì có phạm tội chiếm đoạt tài sản không?

Mượn nợ dùng sai mục đích có thể bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản khi thuộc 02 trường hợp sau (theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015):

  • Cố tình không trả số tiền đã mượn khi đến thời hạn trả, mặc dù có điều kiện;
  • Sử dụng tài sản đã mượn vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản (ví dụ như: dùng tiền mượn để tham gia tệ vào các tệ nạn xã hội, cá cược, dùng ma túy,...).

8. Tìm luật sư tư vấn bào chữa tội chiếm đoạt tài sản

Nếu bạn đang gặp phải tình huống bị tố cáo/ cáo buộc về tội chiếm đoạt tài sản, hãy để Luật Ánh Ngọc tư vấn giúp bạn, nhằm bào chữa hoặc làm giảm mức án. 

Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn các nội dung sau: 

  • Thu thập nhanh chóng và chính xác tình tiết của vụ án;
  • Phân tích khách quan và toàn diện nội dung vụ án;
  • Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
  • Đưa ra luận cứ thuyết phục, giúp bảo vệ tối ưu quyền lợi;
  • Thay mặt thân chủ chuẩn bị hồ sơ và đại diện tham gia vụ kiện trước Tòa án.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần giải đáp về Chiếm đoạt tài sản, liên hệ ngay đến Luật Ánh Ngọc để được tư vấn, giải đáp và bào chữa một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.