Lỗi cố ý gián tiếp và trực tiếp


Lỗi cố ý gián tiếp và trực tiếp
Lỗi cố ý là một trong những loại lỗi cơ bản để xác định trách nhiệm dân sự, hành chính và quan trọng nhất là trách nhiệm hình sự. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật Ánh Ngọc để hiểu rõ hơn về lỗi cố ý.

1. Lỗi cố ý là gì?

Về mặt pháp lý, khái niệm lỗi cố ý được hiểu theo 02 nghĩa là lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự được quy định tại Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015 và lỗi cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:  

  • Lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiệnmong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
  • Lỗi cố ý thực hiện tội phạm là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. 

Từ những quy định trên, có thể hiểu lỗi cố ý là việc cá nhân nhận thức rõ về hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. 

Ví dụ: B dùng dao đâm vào bụng A khiến A chết, đây là lỗi cố ý. Rõ ràng, B biết việc đâm vào bụng A (là vùng trọng yếu của cơ thể) sẽ khiến A chết nhưng B vẫn cố tình thực hiện. 

» Xem thêm: Sự khác biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình s

2. Phân loại, ví dụ lỗi cố ý

Phân loại lỗi cố ý
02 loại lỗi cố ý cơ bản

Dựa trên ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm hoặc hành vi gây thiệt hại cho người khác, lỗi cố ý được phân thành 02 loại là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể như sau: 

Lỗi cố ý trực tiếp: Người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc có thể gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra

Ví dụ: A và B xảy ra mâu thuẫn, hiềm khích. A quyết định đánh B một trận để dằn mặt, vì vậy, A lên kế hoạch rủ B ra chỗ vắng người, dùng gậy sắt đánh liên lục vào người B khiến B bị gãy tay và bị thương nặng. Trường hợp này, A thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Bởi lẽ, A nhận thức rõ về việc đánh B là vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại đến sức khoẻ của B nhưng vẫn thực hiện (thể hiện ở việc A lên kế hoạch rủ B đến nơi vắng người, đánh liên tục vào người B) mà mong muốn hậu quả xảy ra (mong muốn B bị thương). 

» Xem thêm: Phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 bị xử lý thế nào?

Lỗi cố ý gián tiếp: Người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc có thể gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra

Ví dụ: A và B đã xảy ra hiềm khích từ lâu, để giải quyết hiềm khích, mâu thuẫn, A hẹn B ra quán nước để nói chuyện. Tuy nhiên, trong quá trình nói chuyện, mâu thuẫn lên cao trào, vì không kiềm chế được cảm xúc của mình, A cầm chiếc cốc trên bàn ném vào người B nhưng không may ném vào đầu B khiến B mất nhiều máu và tử vong. Hành vi mà A thực hiện là lỗi cố ý gián tiếp. 

Bởi lẽ, A dù biết việc ném chiếc cốc vào người B là nguy hiểm, nếu cốc va vào những vùng trọng yếu của cơ thể sẽ khiến B bị thương nặng, thậm chí là tử vong. Dù A không mong muốn hậu quả (B chết) xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi ném cốc vào người B, bỏ mặc hoặc có ý thức chấp nhận để hậu quả (B chết) xảy ra. 

3. Luật sư giải đáp về trường hợp lỗi cố ý cụ thể trên thực tế

Lỗi cố ý là loại lỗi thường gặp trong thực tế, nhất là đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác. Để hiểu rõ hơn về lỗi cố ý, bạn đọc có thể tham khảo nội dung về tội giết người tại bản án 667/2023/HS-PT của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình. 

Nội dung của vụ án như sau: “Do mâu thuẫn chuyện gửi tiền cho mẹ vợ là bà Hà Thị T mà trong thời gian từ ngày 4 đến 19h30 ngày 5 tháng 7 năm 2021, bị cáo đã bằng mọi cách tiếp cận bà T và cầm 02 mảnh kéo trên 02 tay đâm liên tục 61 nhát vào người bà T khiến nạn nhân tử vong tại hiện trường, sau đó bị cáo bỏ trốn đến ngày 12/7/2021 ra đầu thú.”

Từ nội dung trên có thể thấy rõ lỗi cố ý bị cáo trong việc thực hiện tội phạm giết người như sau: 

  • Ý chí chủ quan: Muốn giết bà T và mong muốn bà T chết
  • Hành vi khách quan: Tiếp cận và đâm 02 mảnh kéo liên tiếp vào người bà T 61 nhát (Hành vi đâm liên tiếp, quyết tâm thực hiện hành vi giết người đến cùng). 

Như vậy, Luật Ánh Ngọc đã chia sẻ các thông tin pháp lý cơ bản liên quan đến lỗi cố ý. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.