[Tổng hợp] Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chuẩn


[Tổng hợp] Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chuẩn

Hiện nay khi giao dịch dân sự, sẽ có một vài trường hợp người bán và người mua phải cùng lập nên một bản hợp đồng mua bán hàng hóa. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Ánh Ngọc để hiểu rõ hơn về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa, quy định và cách viết mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay. 

1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chuẩn

a. Theo quy định về Luật Thương Mại và những văn bản quy phạm pháp lý liên quan, Luật Ánh Ngọc gửi đến quý khách hàng mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Để xem chi tiết và tải về mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, quý khách hàng vui lòng click vào đây:

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 1
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 1
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 2
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước 2

b. Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Ánh Ngọc gửi đến 2 bản hợp đồng gồm rút gọn và đầy đủ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Để xem chi tiết và tải về mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, quý khách hàng vui lòng click vào đây:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2 
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4

2. Luật Ánh Ngọc chia sẻ thông tin hợp đồng mua bán hàng hóa 

Theo quy định hiện hành, Luật Ánh Ngọc chia sẻ đến khách hàng các bước cần thiết để viết mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.

  • Có thể viết tay hoặc đánh máy mẫu hợp đồng. Đầu tiên ghi đúng tên mẫu hợp đồng, địa điểm lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Kế tiếp, ghi đầy đủ, chi tiết thông tin của bên bán và bên mua, cụ thể: 
    • Đối với cá nhân: Họ, tên; địa chỉ; số điện thoại; số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số tài khoản và ngân hàng giao dịch của cá nhân.
    • Đối với doanh nghiệp (pháp nhân): Tên doanh nghiệp, mã số thuế/mã số đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, số tài khoản, ngân hàng giao dịch của doanh nghiệp và thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bao gồm họ, tên, chức vụ, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp).
  • Tại phần giá và phương thức thanh toán thì các bên cần thỏa thuận và đưa ra phương án tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó. 
  • Khi đó, sau khi xác định phần giá và phương thức thanh toán thì cần ghi đúng và rõ từng số tiền phải thanh toán và phương thức thanh toán. 
  • Ngoài ra, các bên phải thỏa thuận và ghi rõ về các điều khoản (để đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mỗi bên; trách nhiệm bảo hãnh và hướng dẫn sử dụng hàng hóa; điều khoản khi vi phạm hợp đồng và phương hướng giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp phát sinh xảy ra;...).  
  • Bên cạnh đó, các bên còn có thể bổ sung thêm những điều khoản khác cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng không được trái đạo đức xã hội và quy định của pháp luật.
  • Cuối cùng là cam kết và chữ ký của các bên khi giao kết hợp đồng. 

Lưu ý: Trong quá trình viết đơn, cần chú ý đến việc sử dụng từ ngữ và cách thể hiện để tránh gây hiểu lầm hoặc khó hiểu khi đọc đơn. Chữ viết nên rõ ràng, dễ đọc, tránh sử dụng các từ viết tắt,...

3. Một số câu hỏi thường gặp 

3.1. Nội dung của mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào? 

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản các bên thỏa thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Ngoài ra, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật.

Khi đó, cấu trúc của hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là các điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản do các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

  • Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, căn cước công dân, hộ chiếu của bên bán và bên mua: đối với cá nhân thì cung cấp thông tin của cá nhân, đối với tổ chức (doanh nghiệp) thì cung cấp thông tin của người đại diện hợp pháp của tổ chức (doanh nghiệp) đó.
  • Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa mua bán phải được mô tả cụ thể trong hợp đồng từ hình dáng, kích thước, chủng loại, đặc điểm để phân biệt với các loại hàng hóa khác.
  • Giá của hàng hóa: Là giá bán hàng hóa sau khi người bán và người mua thống nhất. Giá này có thể chưa bao gồm thuế và các chi phí khác.
  • Phương thức và thời hạn thanh toán: Hai bên trong hợp đồng thỏa thuận cách thức thanh toán phù hợp như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng. Ngoài ra, có thể thỏa thuận việc trả tiền một lần hoặc trả tiền nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Quyền và nghĩa của của các bên. Đây là một trong những nội dung quan trọng và bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán, nhằm để bên bán và bên mua có thể hoàn thành nghĩa vụ cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên nếu có tranh chấp. Có thể kể đến một số quyền và nghĩa vụ như: nghĩa vụ thanh toán, quyền được giao tài sản,…
  • Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn bao gồm các nội dung khác như: Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hiệu lực và chấm dứt hợp đồng,… Các bên trong hợp đồng cũng có thể bổ sung, thêm bớt các nội dung trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo các nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng.

3.2. Khi lập hợp đồng mua bán hàng hóa thì nghĩa vụ thanh toán có quan trọng không? 

Nghĩa vụ thanh toán được coi là điều quan trọng nhất trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thanh toán của người mua đối với người bán nhằm biểu thị nghĩa vụ và trách nhiệm khi giao kết hợp đồng. 

Trong đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thoả thuận trong hợp đồng, các điều khoản thanh toán được các bên thoả thuận.

Thông thường bao gồm những nội dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm thanh toán, trình tự, thủ tục thanh toán...đòi hỏi bên mua phải thực hiện đúng những nội dung này theo thoả thuận; trường hợp các bên không có thoả thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh toán thì áp dụng quy định của pháp luật

3.3. Trước khi ký hợp đồng các bên cần lưu ý những gì để tránh phát sinh những tranh chấp?

Khi ký mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa, để tránh những tranh chấp giữa các bên liên quan có thể pháp sinh gây ra những tranh chấp hay kiện tụng thì người bán hàng (người mua hàng) trước khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa cần có một vài lưu ý sau:

  • Đối với hàng hóa là động sản: Với người bán cũng như người mua thì cần phải xác định rõ thông tin, xác minh đúng thông tin cá nhân cũng như giấy tờ pháp lý liên quan của bên còn lại xem có đúng theo những quy định liên quan hay không?

Ví dụ: người mua là cá nhân đang sinh sống tại nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý chứng minh mình được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Hay là người bán cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý để chứng minh mình là chủ sở hữu của tài sản.

  • Đối với nghĩa vụ tài chính: Cả 2 bên cần phải thỏa thuận với nhau xem những nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quan hệ hợp đồng và ai là người phải chi trả cho nghĩa vụ tài chính đó. 

3.4. Khi kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài thì có cần lập mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không? 

Theo quy định tại Điều 11 Công ước viên 1980 (Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế) thì khi kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài thì không cần lập mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng).

Khi đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng. 

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch kinh doanh hàng hóa và tránh những phát sinh có thể xảy ra thì khi kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài thì nên lập mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định. 

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã cung cấp những thông tin cơ bản về Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa. Trước khi ký kết Hợp đồng mua bán, người mua cần lưu ý các điều khoản trong hợp đồng để tránh gây thiệt hại quyền và nghĩa vụ của chính mình. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.