1.Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị được áp dụng đối với trường hợp nào?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ,có quy định về các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm: "....; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;....; Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: TGMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực".
Mặt khác, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã đi vào hoạt động phải tìm hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy nên, ngoại trừ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn và các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn thì siêu thị phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nếu có nhu cầu kinh doanh thực phẩm.
Luật Ánh ngọc có cung cấp Dịch vụ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
2.Một vài lưu ý trước, trong, sau khi được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị
Với những thông tin liên quan đến vấn đề xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị, đội ngũ Luật sư Luật Ánh ngọc gửi đến khách hàng một vài lưu ý trước, trong và sau khi được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị:
- Phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh. Điều này đảm bảo tính liên quan và tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm tại Siêu thị.
- Phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về an toàn thực phẩm (quy mô, trang thiết bị, nguồn hàng, nguồn nước, xử lý chất thải,...);
- Phải duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại siêu thị, cụ thể gồm:
Điều kiện | |
Nhân viên tại siêu thị |
Tương ứng với vị trí công việc được giao thì nhân viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. - Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau; - Người phụ trách chuyên môn của siêu thị phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan. |
Quy mô của siêu thị |
- Diện tích, địa điểm xây dựng siêu thị: Phải phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh (phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp, phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn,...); - Nguồn nước: Phải có đủ nguồn nước sạch cung cấp cho siêu thị (tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT); - Cấu tạo bên trong siêu thị: + Khu vệ sinh: Phải trang bị đầy đủ trang tiết bị nhà vệ sinh phù hợp, đầy đủ; + Phân chia, quy hoạch trong siêu thị dựa theo tính chất, công năng, phân bố phù hợp (khu vực thực phẩm và phi thực phẩm, khu chế biến thực phẩm và khu bày bán thực phẩm, khu vực thực phẩm chín và thực phẩm sống, khu dịch vụ ăn uống và các khu vực khác); + Khu dịch vụ ăn uống phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; + Khu vực ngồi chờ của khách hàng: Phải trang bị đầy đủ bàn, ghế, quạt, ổ cắm,... - Trang thiết bị phù hợp: Phải có trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau. Đồng thời, phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại. |
Chất lượng sản phẩm có trong siêu thị |
- Phải có nguồn gốc rõ ràng, an toàn; - Phải có nhãn mác theo quy định; - Không sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản ngoài danh mục cho phép của Bộ Y Tế; - Những sản phẩm (giả, quá hạn, hư hỏng, kém chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) phải bị loại bỏ và không được bày bán. |
- Phải lưu giữ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, cũng như các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
- Ngoài ra, người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành liên quan;
- Phải có sự cam kết và đảm bảo giữa siêu thị với khách hàng về sản phẩm được kiểm soát chất lượng và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
3.Một số câu hỏi thường gặp khi xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị
3.1.Mất bao lâu để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị?
Căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, có quy định về thời hạn cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Theo đó, thời hạn được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị sẽ là:
- Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở.
+ Thành lập đoàn thẩm định: Thông thường khi thành lập đoàn thẩm định sẽ gồm có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 người làm công tác về An toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở);
+ Ủy quyền thẩm định: Với trường hợp ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.
- Trong vòng 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định lại hồ sơ.
+ Nếu đạt yêu cầu thẩm định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị;
+ Nếu không đạt yêu cầu thẩm định và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
05 ngày kể từ khi có báo cáo kết quả khắc phục, đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị. Còn nếu không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định của siêu thị không đạt yêu cầu bằng văn bản cho siêu thị và cho cơ quan quản lý tại địa phương siêu thị đang đặt cơ sở.
+ Nếu không đạt yêu cầu thẩm định và không thể khắc phục, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu siêu thị không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.Chi phí xin cấp giấy phép là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định, khi xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị, phí thẩm định và lệ phí cần nộp bao gồm:
- Lệ phí xin giấy phép lần đầu là 150.000 đồng mỗi lần;
- Phí thẩm định:
+ Áp dụng khi siêu thị kinh doanh thực phẩm là 1.000.000 đồng/lần/cơ sở;
+ Áp dụng khi siêu thị có khu ăn uống dịch vụ tại chỗ (tùy quy mô siêu thị và suất ăn có thể đáp ứng thì mức phí thẩm định sẽ khác nhau): với quy mô trên 200 suất ăn là 1.000.000 đồng/lần/cơ sở và dưới 200 suất ăn là 700.000 đồng/lần/cơ sở;
+ Áp dụng khi siêu thị vừa kinh doanh thực phẩm vừa sản xuất ra thực phẩm mang chính thương hiệu của siêu thị là 2.500.000 đồng/lần/cơ sở.
3.3.Không xin giấy phép thì siêu thị có bị xử lý không?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nếu các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã đi vào hoạt động (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) mà không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ thuộc hành vi vi phạm quy định của pháp luật và đều phải chịu hình thức xử phạt chính là xử phạt hành chính - phạt tiền.
Vậy nên, trừ trường hợp siêu thị có kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn(mỳ gói, bim bim,..) thì với các trường hợp kinh doanh thực phẩm còn lại của siêu thị nếu đã đi vào hoạt động mà không xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ thuộc hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Tùy thuộc việc không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với những hành vi vi phạm khác nhau thì pháp luật sẽ quy định các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm sẽ khác nhau:
Mức tiền phạt | Hành vi |
20.000.000 - 30.000.000 |
Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng: - Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực. |
30.000.000 - 40.000.000 |
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng: - Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực. |
Bên cạnh việc tuân thủ thực hiện hình thức xử phạt hành chính, cơ quan chức năng có thể yêu cầu hộ siêu thị có hoạt động kinh doanh xảy ra vi phạm thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả, gồm:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm: Buộc hộ kinh doanh có hành vi vi phạm thu hồi toàn bộ thực phẩm ra khỏi thị trường, không để sản phẩm vi phạm tiếp cận người tiêu dùng;
- Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm: Với sản phẩm không thể bảo đảm tính an toàn, hợp pháp và không thể tái chế, có thể yêu cầu hộ kinh doanh có hành vi vi phạm tiêu hủy sản phẩm để ngăn ngừa nguy cơ cho người tiêu dùng;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với thực phẩm vi phạm: Với những thực phẩm không thể thu hồi hoặc tiêu hủy, buộc hộ kinh doanh có hành vi vi phạm thay đổi mục đích hoặc tái chế đổi với thực phẩm để bảo đảm tính an toàn và hợp pháp.
3.4. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị thường có thời hạn là bao lâu?
Hiệu lực sử dụng của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị là 3 năm. Trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thi, siêu thị phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép theo quy định để tránh bị xử phạt không đáng có.
Với bài đọc trên, Luật Ánh Ngọc đã cung cấp cho khách hàng những thông tin về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị, giúp khách hàng có những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quát để tránh sai sót trong quá trình thực hiện và tìm hiểu về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị và giúp việc xin giấy phép của khách hàng dễ dàng hơn.