Thế nào quấy rối tình dục tại nơi làm việc


Thế nào quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Vậy thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

1. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi tình dục của một cá nhân đối với người khác tại nơi làm việc mà không có sự đồng ý của người bị quấy rối. Hành vi này có thể bao gồm các đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa hoặc ép buộc để có quan hệ tình dục liên quan đến công việc. Ngoài ra, quấy rối tình dục cũng có thể là những hành vi không mang tính trao đổi nhưng gây cảm giác không thoải mái và lo lắng trong môi trường làm việc, gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị ảnh hưởng.

Nơi làm việc bao gồm mọi địa điểm mà người lao động thực sự làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả các hoạt động liên quan đến công việc như các sự kiện xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác, bữa ăn, cuộc trò chuyện điện thoại, giao tiếp qua phương tiện điện tử và đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách xử lý khi bị người khác quấy rối qua điện thoại

2. Quấy rối tình dục nơi làm việc bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm những hành vi sau:

- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

 

quấy rối tình dục
quấy rối tình dục

3. Quy định của người sử dụng lao động về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Quy định của người sử dụng lao động về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau theo Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

  • Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
  • Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
  • Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
  • Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Xem thêm bài viết: Quấy rối người khác qua điện thoại có bị đi tù không?

Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:

  • Nhanh chóng, kịp thời;
  • Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.


Ý kiến

()
Bình luận
Các bình luận khác