Theo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
Do đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích thủ tục xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Công thương cấp.
1. Trường hợp nào được xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, những trường hợp sau đây được xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
- Thay đổi tên doanh nghiệp nhưng không có thay đổi về chủ doanh nghiệp, địa chỉ, địa điểm, quy trình sản xuất tổng thể và các yếu tố kinh doanh.
- Thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp nhưng tên, địa chỉ, vị trí và quy trình sản xuất cũng như các yếu tố kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp vẫn không thay đổi.
- Thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.
- Giấy chứng nhận hết hạn sử dụng.
Đồng thời, để được cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng được các điều kiện được liệt kê tại Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 và các điều kiện bổ sung được quy định tại Điều 26 Nghị định 77/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
2. Cần chuẩn bị những tài liệu gì để xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm dược quy định tại Điều 12 Nghị định 17/2020/NĐ-CP đối với từng trường hợp như sau:
2.1. Trường hợp giấy phép bị mất, hỏng:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh/ thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh/ Giấy phép hết hiệu lực:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh);
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
2.3. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);
- Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở.
2.4. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Có thể thấy, đối với mỗi trường hợp khác nhau thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép là khác nhau. Để thủ tục được giải quyết trong thời gian ngắn nhất đòi hỏi cơ sở phải nghiên cứu quy định pháp luật một cách kỹ càng để chuẩn bị hồ sơ một cách chính xác nhất.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Đơn đề nghị xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần có những nội dung cơ bản sau đây:
- Thời gian làm đơn
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cấp lại giấy phép
- Thông tin cơ sở xin cấp lại giấy phép
- Thông tin của giấy phép đã cấp (số, thời gian cấp giấy phép)
- Lý do xin cấp lại giấy phép
TẢI VỀ: Mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
4. Quy trình xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Một số lưu ý khi xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
5.1. Thời gian xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Thời gian thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thường là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Tuy nhiên, do số lượng thủ tục hành chính mà mỗi cơ quan phải tiếp nhận, giải quyết là tương đối lớn nên thời gian có thể kéo dài hơn trong một số trường hợp.
5.2. Phải xin cấp lại giấy phép trước khi hết hạn bao lâu?
Theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm. Cơ sở phải xin cấp lại giấy phép này trước 06 tháng, tính đến thời điểm giấy phép hết hạn. Do đó, cơ sở cần phải lưu ý để tránh bị xử phạt.
5.3. Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp bị thu hồi
Theo quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BCT, đối với các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương, những trường hợp bị thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
- Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
- Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sau khi bị thu hồi, để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép như thủ tục xin cấp giấy phép lần đầu.
Như vậy, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp các vấn đề pháp lý quan trọng về Thủ tục xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc có vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ.