Nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện


Nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện là giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ quản lý hưu trí tự nguyện. Đây là một quỹ tài chính để thực hiện chương trình lương hưu, được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia quỹ và người sử dụng lao động. 

1. Nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện

Nội dung của giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Các nội dung của giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 151/2018/NĐ-CP, Giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện cần đáp ứng những nội dung sau:

  •  Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
  •  Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
  •  Số, ngày cấp Giấy cứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh;
  •  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
  •  Nội dung và phạm vi hoạt động

Trong trường Giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện được cấp lại hoặc được điều chỉnh thì cần phải ghi rõ số lần cấp lại hoặc số lần điều chỉnh và sử dụng số chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được cấp lần đầu cho doanh nghiệp.

2. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện

Quy trình cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 36 Nghị định 151/2018/NĐ-CP như sau:

- Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

- Nếu cần phải bổ sung hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính phải thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có). Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp gửi 02 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận. Thẩm quyền thuộc về các cơ quan nêu trên;

- Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

3. Những đối tượng đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện là gì?

- Trước hết, quỹ hưu trí tự nguyện là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, được hiểu là một quỹ tài chính để thực hiện chương trình lương hưu, được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia quỹ và người sử dụng lao động

- Vậy Các đối tượng tham gia quỹ hưu trí tự nguyện được xác định là:

+ Chủ lao động đóng góp cho nhân viên theo Bộ luật Lao động;

+ Nhân viên đóng góp theo quy địn cuả Bộ luật Lao động;

+ Cá nhân từ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồn lao động theo Bộ luật Lao động. 

4. Nguyên tắc thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần dựa theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tiến hành thành lập quỹ hưu trí theo các nguyên tắc sau:

- Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí. Điều lệ quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quyết định trên cơ sở đảm bảo các nội dung cơ bản quy định tại Điều 14 Nghị định này;

- Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 tổ chức lưu ký để thực hiện lưu ký tài sản quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 15 Nghị định này;

- Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 ngân hàng giám sát để thực hiện giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Như vậy, khi thành lập quỹ hưu trí tự nguyện, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc nêu trên. 

5. Yêu cầu về điều lệ của Quỹ hưu trí tự nguyện là gì? 

Như đã phân tích ở trên, ban hành điều lệ là một trong những điều kiện phải có khi doanh nghiệp thành lập quỹ hưu trí tự nguyện. Vậy nội dung của Quỹ hưu trí tự nguyện cần đáp ứng những gì? 

Câu hỏi trên được giải đáp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, điều lệ cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Yêu cầu về hình thức: Điều lệ quỹ hưu trí tự nguyện phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;

- Yêu cầu về nội dung:

+ Tên quỹ hưu trí; Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí; Tổ chức lưu ký; Ngân hàng giám sát; Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có); Mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và quy trình thủ tục thay đổi chính sách đầu tư (nếu có);

+ Quyền và nghĩa vụ của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có); Điều khoản về chuyển tài khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;

+ Điều khoản về thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;

+ Lựa chọn và thay đổi tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);

+ Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ ưu trí cho từng khoản hưu trí cá nhân; 

+ Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và của mỗi tài khoản hưu trí cá nhân; 

+ Quy chế giải quyết tranh chấp;

+ Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;

+ Chế độ thông tin báo cáo;

+ Cam kết của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có) về việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ quỹ;

+ Thể thức tiền hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ hưu trí.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.