So sánh tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hiện nay


So sánh tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hiện nay
Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đều là những hành vi nguy hiểm, gây phương hại đến nền kinh tế đất nước và xâm phạm đến chính sách quản lý của nhà nước về an ninh biên giới và quản lý ngoại thương. Hai tội này đều có đặc điểm chung là hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; do đó dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ so sánh hai tội danh để phân biệt

1. Tội buôn lậu là gì? Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là gì?

Tội buôn lậu: là hành vi nguy hiểm được quy định trong BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Đây là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Ví dụ: A mua heo chết từ B - sinh sống tại Campuchia, rồi đem về Việt Nam để bán cho các hàng quán tại Việt Nam để kiếm lời. Xét cấu thành tội phạm: A là người trưởng thành không bị mất năng lực hành vi, A buôn bán thịt heo chết nhằm kiếm lợi nhuận. A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn làm - lỗi cố ý. Do đó, A đã phạm tội buôn lậu.

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới: đây là hành vi vận chuyển (bằng các phương tiện vận chuyển hoặc bằng sức người, sức kéo của súc vật) nhằm mang hàng hoá, tiền tệ qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Ví dụ: trong tình huống A mua thịt heo từ S; A thuê C vận chuyển thịt heo từ Campuchia về Việt Nam và trả C 30 triệu đồng. C đã sử dụng xe tải, sau đó là cho người mang vác thịt heo đi đường rừng để tránh sự kiểm tra của biên phòng, kiểm lâm. C đã phạm tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Như vậy, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đều là những hành vi nguy hiểm, gây phương hại đến nền kinh tế đất nước và xâm phạm đến chính sách quản lý của nhà nước về an ninh biên giới và quản lý ngoại thương. Hai tội này đều có đặc điểm chung là hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; do đó dễ gây nhầm lẫn.

2. So sánh tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?

Căn cứ pháp lý

Điều 188, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 189, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mặt khách quan

Hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá (di vật, hiện vật,...); hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

Như vậy, hành vi ở đây phải là "buôn bán" tức là việc trao đổi hàng hoá nhằm việc kiếm tiền.

Hành vi "vận chuyển" - đưa hàng hoá, tiền tệ qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. 

Mục đích

Nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.

Không nhằm mục đích lợi nhuận.

Thay vào đó, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với động cơ phạm tội là vận chuyển thuê để lấy tiền công.

Hình phạt

Cá nhân: hàng hoá buôn lậu trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tăng nặng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tiền lên đến 5 tỉ đồng và phạt tù đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân: 5 khung hình phạt: phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng; phạt tiền từ 01-03 tỉ đồng; phạt tiền từ 03-07 tỉ đồng; phạt tiền từ 07-15 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Cá nhân: vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân: 4 mức phạt chính: phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng; phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

 

Như vậy, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đều là những hành vi vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, gây hại cho môi trường và gây tổn thất cho nền kinh tế. Do đó cần phải ngăn chặn và có hình phạt đối với những hành vi này.

Trên đây là so sánh phân biệt giữa hai tội. Sự khác biệt lớn nhất của hai tội này là hành vi khách quan và mục đích của hành vi: buôn lậu nhằm kiếm lợi nhuận; vận chuyển trái phép nhằm hướng đến tiền công được trả khi vận chuyển. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.