1. Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?
Loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự là việc khi một cá nhân thực hiện hành vi có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa xã hội, nhưng pháp luật không xem đó là hành vi phạm tội và họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khác với loại trừ trách nhiệm hình sự, hành vi không cấu thành tội phạm chủ yếu là một khái niệm lý luận, không tạo ra tội phạm thực tế, còn miễn trách nhiệm hình sự là việc không buộc chủ thể phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm.
"Loại trừ trách nhiệm hình sự" có sự cụ thể hóa hơn và được nghiên cứu trong bối cảnh của tội phạm, bao gồm các đặc điểm và tính chất, hoàn cảnh thực hiện của tội phạm.
Xem thêm bài viết: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Khi nào bị truy cứu trách nhiệm?
2. Những trường hợp được loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự
Sau đây là các trường hợp loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự quy định, cụ thể như sau:
2.1. Sự kiện bất ngờ
Căn cứ theo Điều 20 của Bộ luật Hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong tình huống mà hậu quả không thể dự đoán trước hoặc không yêu cầu phải dự đoán trước, sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khác với Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định về sự kiện bất ngờ trong Bộ luật Hình sự năm 2015 không thay đổi về bản chất pháp lý, chỉ có sự điều chỉnh và bổ sung về khía cạnh kỹ thuật lập pháp, với việc định rõ trực tiếp người thực hiện hành vi được xem xét là sự kiện bất ngờ và hậu quả pháp lý của nó. Bản chất pháp lý của tình huống sự kiện bất ngờ là khi người thực hiện hành vi không chịu lỗi vì họ không có khả năng tự chọn thực hiện hành vi gây thiệt hại. Họ không có khả năng dự đoán tính chất nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã tạo ra, do hoàn cảnh khách quan không cho phép họ dự đoán hậu quả. Họ cũng không phải có nghĩa vụ phải dự đoán trước việc gây ra hậu quả đó.
Do đó, yếu tố lỗi là cơ sở để xem xét xem một hành vi có cấu thành tội phạm hay không, có cần phải xử lý hình sự hay không - không được thỏa mãn.
Vì vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể không thể dự đoán trước tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra là do yếu tố khách quan. Điều này khác biệt so với các tình huống như sự kiện không thể kiểm soát, tình trạng không thể khắc phục, hoặc trường hợp lỗi vô tình do cẩu thả.
Ví dụ điển hình: A, B, C chơi trốn tìm trên đường làng. Để A không tìm được mình nên B đã trốn trong đống rơm trên đường nhưng lại ngủ quên trong đó. Ông N lái xe máy cày trên đường về nhà và đã lái qua đống rơm mà B nằm ngủ khiến cho B chết ngay tại chỗ. Trong trường hợp này, ông N sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay bất kỳ tội gì bởi lẽ ông N hiển nhiên không thể biết được B trốn trong đóng rơm và việc B ngủ trong đống rơm và ông N cán qua B chỉ là một sự kiện bất ngờ.
2.2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Theo Điều 21 của Bộ luật Hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong tình huống mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc kiểm soát hành vi của họ, sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có sự thay đổi về khía cạnh kỹ thuật, bằng việc loại bỏ quy định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật, thay vào đó quy định một cách rõ ràng về việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo Điều 49 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Dưới quy định này, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh như quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự năm 2015, Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ dựa vào kết luận giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần để quyết định việc đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được xác định bằng hai dấu hiệu chính: dấu hiệu y học, một điều kiện cần, và dấu hiệu tâm lý, một điều kiện đủ. Cả hai dấu hiệu này có sự tương quan chặt chẽ với nhau, và một điều kiện là tiền đề của điều kiện kia và ngược lại. Điều này có nghĩa là để được coi là người không có năng lực trách nhiệm hình sự, họ phải đáp ứng cả hai dấu hiệu này đồng thời.
Ví dụ điển hình như sau: Người mắc bệnh tâm thần bỗng nhiên lao vào đánh đập; một người mà họ cho rằng đó là người sẽ gây nguy hiểm cho họ; hay trường hợp người mắc bệnh dại bỗng nhiên có hành vi gây hỏa hoạn…đối với những người này; tuy không bị truy cứu trách nhiệm nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2.3. Phòng vệ chính đáng
Theo Điều 22 của Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi phòng vệ chính đáng là khi người thực hiện hành vi để bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của họ, của người khác, hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, bằng cách chống trả một cách cần thiết người đang thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích nêu trên.
Chống trả một cách cần thiết là khi chúng ta đối mặt với hành vi xâm phạm các lợi ích nêu trên, chúng ta chỉ thực hiện hành vi chống trả để ngăn cản, phòng ngừa, với mức độ phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm.
Ví dụ điển hình như sau: Ông A đang lái xe máy trên đường về nhà trên đoạn đường vắng thì bị hai tên cướp chặn đường, một tên dùng dao đâm vào ngực ông. Ông A đã chống trả, đạp ngã tên cướp khiến 2 tên cướp bị trọng thương để chạy thoát. Trường hợp này, hành vi của ông K là phòng vệ chính đáng khi tính mạng bị đe doạ và thuộc trường hợp loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự quy định
Xem thêm: Phòng vệ chính đáng và giới hạn pháp lý trong luật hình sự
2.4. Tình thế cấp thiết
Theo Điều 23 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong trường hợp một tình huống gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước, và nếu không chọn cách gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thì không thể tránh được tình thế cấp thiết, người có quyền thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng.
Ví dụ điển hình: Một ngôi nhà đang cháy trong thời tiết khô hanh và nằm sát những ngôi nhà khác nếu như không dỡ bỏ các nhà ở bên cạnh thì đám cháy sẽ lan sang và gây thiệt hại trên diện rộng và đây thuộc tình thế cấp thiết.
2.5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Căn cứ theo Điều 24 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong quá trình bắt giữ người phạm tội, nếu hành vi và thủ đoạn của người phạm tội vượt quá khả năng bắt giữ của người thực hiện nhiệm vụ, và không có cách nào khác, họ buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ, thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ điển hình: Dùng ô tô đuổi bắt tội phạm cướp giật trên đường phố gây tai nạn liên hoàn làm chết nhiều người; hư hỏng nhiều phương tiện thì phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; nhưng được miễn trách nhiệm hình sự khi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Theo Điều 25 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm, hoặc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, và công nghệ mới, có thể xuất hiện những tình huống không mong muốn. Tuy nhiên, một người sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu những tình huống không mong muốn xảy ra, mặc dù họ đã tuân theo đúng quy trình, kỹ thuật, và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa theo yêu cầu công việc.
2.7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Dựa theo Điều 26 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc phòng và an ninh, và khi đang thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên, nếu đã tuân theo đầy đủ các quy trình báo cáo nhưng vẫn phải chấp hành mệnh lệnh đó, thì người thực hiện nhiệm vụ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong tình huống đó, người ra mệnh lệnh mới sẽ chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ điển hình như sau: Anh A là cấp trên của anh B, trong quá trình làm việc đã yêu cầu anh B vi phạm về chế độ an ninh nhưng được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp thi hành mệnh lệnh của người cấp trên.
Xem thêm bài viết: Các trường hợp đình chỉ thi hành án hình sự theo quy định hiện hành
Bài viết trên đây nói về chủ đề những trường hợp được loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự. Để biết thêm các thông tin và được tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời về vấn đề này, hoặc những vấn đề khách mà Quý khách cần được tư vấn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ Quý khách những vấn đề mà Quý khách hàng đang gặp phải.